Sử dụng gạo mốc để nấu cơm

Gạo khi được bảo quản ở nơi ẩm ướt, kém vệ sinh, thiếu ánh sáng... thường rất dễ bị mốc. Khi bị mốc, gạo đổi màu từ trắng sang trắng ngà, vàng đục, sau thời gian dài bị bám màu xanh của nấm mốc rất rõ.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vo sạch gạo mốc là có thể ăn bình thường. Nhưng thực tế, nấm mốc không chỉ tồn tại trên bề mặt mà còn phát triển sâu trong gạo, việc vo gạo hoàn toàn không thể loại bỏ được độc tố.

Gạo mốc là nơi sản sinh ra loại nấm Aspergilus, loại nấm này có độc tố aflatoxin. Aflatoxin là độc tố nguy hiểm năm 1993 được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận là chất gây ung thư loại 1. Đặc biệt loại độc tố này không dễ mất đi khi bị đun sôi dù đun sôi tới 1500 độ C. Nếu ăn gạo có độc tố aflatoxin lâu dài sẽ dẫn tới suy gan, thậm chí là ung thư gan.

Mặc dù ít nhưng một số người vì tiếc vẫn giữ lại gạo mốc dùng và nghĩ rằng chỉ cần vo sạch, loại bỏ vết mốc đi vẫn dùng được.

Vo gạo quá kỹ

Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo, để giữ được lượng dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 - 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được. Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất.

Hoạt động vo gạo nhằm làm sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, tuy nhiên không phải cứ "càng sạch" thì sẽ "càng tốt". Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6... Vì thế, chúng ta chỉ nên khoắng nhẹ tay cho bụi bẩn trôi ra là được.

Việc ngâm gạo trước khi nấu cũng tương tự, có thể làm mất đi một số vi chất dinh dưỡng hòa tan vào nước. 

 Gạo chủ yếu chứa vitamin nhóm B ((B1, B3, B6) và chất xơ. Lớp vỏ cám quanh gạo chứa nhiều chất xơ có thể thúc đẩy bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. 

Sử dụng gạo xay quá trắng

Người tiêu dùng thường thích chọn mua gạo xay xát kỹ vì nhìn chúng đẹp mắt và cảm giác ăn ngon hơn. Thực tế, loại gạo bị xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi.

Ảnh minh họa: Internet

Thứ còn lại mà bạn ăn chỉ còn là lõi bột đường của gạo, đó chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, phù thũng... nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột từ gạo trắng sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc tiểu đường, các bệnh phù thủng, tăng huyết áp,… là rất cao.

Nguy hiểm khi một số loại gạo trắng tinh thực tế lại là gạo mốc được tẩy trắng bằng hóa chất. Nếu ăn phải loại gạo này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Bạn nên chọn gạo mẩy đều, màu trắng tự nhiên.

Ảnh minh họa: Internet

 Tiêu chí đầu tiên của cách chọn gạo ngon và sạch đó phải là gạo mới. Cứ đến mùa nào ăn gạo mùa đó là ngon nhất, vì gạo để càng lâu càng bớt thơm và ngọt. Trong đó, gạo mới hạt gạo thường mẩy đều, còn nguyên phôi trắng ít vỡ hạt, ít hạt ngà vàng và sẽ có mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng. Còn gạo cũ không có mùi thơm, đôi khi còn có mùi hắc hôi khó chịu. Và khi nấu, gạo thường mất mùi khi nấu chín hoặc bay hết mùi sau vài ngày mua về.