Mực

Mực là loại hải sản được nhiều người thích khi ăn lẩu. Tuy nhiên, không phải mực ở quán nào cũng đảm bảo chất lượng. Mực có thể được bảo quản rất lâu. Nếu thấy mực không tươi, mắt đục, thịt nhớt, râu và đầu không dính chặt chứng tỏ mực đã ươn, bạn tuyệt đối không được ăn.

Nếu muốn ăn mực, hãy đến những quán lẩu chuyên về hải sản. Ở đó, lượng tiêu thụ thực phẩm lớn, mực tươi sẽ được nhập về thường xuyên. Không nên gọi mực ở những quán không chuyên về hải sản.

Ảnh minh họa: Internet

Viên thả lẩu các loại

Lẩu tok - loại lẩu cốt bánh gạo cay Hàn Quốc (tokbokki) với vô vàn các loại viên thả lẩu đang rất hot thời gian trở lại đây, có đủ vị như bò, mực, cua, tôm, phô mai, chả cá, mai cua… Nhưng gần như chúng được làm từ các loại thịt vụn, hoặc bột, trộn thêm phụ gia, tạo hình bắt mắt để làm hấp dẫn hơn. Hàm lượng tinh bột của những viên thả lẩu cũng rất cao, dễ có hại khi ăn quá nhiều.

Bên cạnh đó, một số quán còn nhập viên thả lẩu giá rẻ theo từng thùng, từng lô lớn, tất nhiên là không có nhãn mác, thậm chí còn không có bao bì… Vậy nên để tìm ra “dinh dưỡng” bên trong những viên thả lẩu gần như là mò kim đấy bể.

Thanh cua

Khi đi ăn sushi, sashimi hay lẩu hải sản chúng ta thường thấy có món thanh cua. Trông thanh cua đẹp mắt, ngon miệng là vậy nhưng tốt nhất bạn không nên gọi chúng. Thanh cua thực tế không hề được làm từ cua. Đây là một trong những phát minh ẩm thực của người Nhật, nó có tên gọi khác là surimi.

Trong tiếng Nhật, surimi có nghĩa đen là “thịt xay”. Để làm món surimi này, người ta xay thịt nạc của thịt cá trắng rồi nghiền thành bột nhão, kết hợp với các phụ gia khác thành thanh cua. Các loại phụ gia có trong thanh cua có thể bao gồm cả các thành phần cá khác nhưng nó thường là lòng trắng trứng, dầu, muối, tinh bột và gia vị...

Hơn nữa, không phải thanh cua nào cũng có chất lượng, có loại còn được làm chủ yếu từ tinh bột cùng phụ gia, ăn vào không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi đi ăn lẩu, bạn nên tránh gọi thanh cua nhé.

Ảnh minh họa: Internet