3 kiểu ăn dặm của bé mẹ tưởng bổ nhưng bác sĩ "lắc đầu", nhất là món đầu tiên
Trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm, chức năng dạ dày còn yếu. Vì vậy, có một số món ăn, cách cho ăn mẹ cứ ngỡ là bổ nhưng thực chất trẻ chưa thể tiêu hóa được, thậm chí còn bị đau bụng, không hấp thụ dẫn đến gầy còm do mẹ bổ sung sai thực phẩm.
Dưới đây là 3 kiểu ăn dặm nhiều mẹ tưởng ngon, tưởng tốt nhưng bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa khuyến cáo không nên cho em bé dùng, nhất là loại đầu tiên này.
Số 1. Nước hầm xương quá béo
Nhiều bà mẹ tin tưởng nước hầm xương có thể giúp trẻ tăng cân tốt hơn nên cho con dùng nước dùng xương để giàu dinh dưỡng.
Tuy nhiên thực tế bề mặt nước hầm xương thường có một lớp váng mỡ mà hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa đủ để hấp thụ. Từ đó dẫn đến các chứng tiêu chảy, khó tiêu.
Số 2. Nêm thêm gia vị vào món ăn
Nhiều bà mẹ thường nấu món ăn dặm cho con theo vị giác của chính mình. Tuy nhiên, gia vị sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ, gây mất canxi trong cơ thể và không thuận lợi cho sự phát triển chiều cao. Trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng gia vị trong món ăn và phải theo liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo.
Số 3. Nước hoa quả mới vắt
Trái cây là thứ rất tốt cho trẻ và bác sĩ cũng không phủ nhận điều này. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói rằng: "Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được dùng bất kì một loại nước ép trái cây nào" và việc cố tình cho trẻ độ tuổi này sử dụng nước ép trái cây sẽ làm giảm lượng sữa mẹ hay sữa bột mà trẻ tiêu thụ được, từ đó giảm các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bao gồm protein, chất béo, chất sắt.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh tiêu thụ quá nhiều nước ép trái cây còn có thể làm chậm quá trình phát triển tự nhiên trong cơ thể.
Thời điểm trên 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu tiêu thụ trái cây mềm nhưng không phải là nước ép trái cây. Nên cho trẻ ăn trực tiếp trái cây được nghiền nhuyễn thay vì cho uống nước ép.
Ngoài ra, những thực phẩm ăn dặm của trẻ phải đáp ứng các yêu cầu:
- Mềm, nhuyễn: Trẻ mới ăn thức ăn bổ sung cần phải ăn mềm, nhuyễn được xay bằng máy xay và số lượng từ ít đến nhiều, đơn giản đến đa dạng.
- Lựa chọn thực phẩm không bị dị ứng: Dạ dày của trẻ rất mỏng manh. Một số loại hoa quả hay hải sản có thể khiến trẻ bị dị ứng nên cha mẹ cần phát hiện sớm để loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
- Không nêm gia vị: Trẻ dưới 1 tuổi không được nêm nếm thêm gia vị, độ mặn ngọt trong thực phẩm đã đủ để đáp ứng nhu cầu cho bé. Bé từ 1-3 tuổi có thể nêm thêm ít gia vị vào món ăn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.