Tai

Một số người có thói quen vệ sinh tai thường xuyên bằng cách lấy ráy tai. Tuy nhiên, cách làm này lại dễ gây tổn thương do việc cọ xát ống tai diễn ra liên tục. Loại bỏ ráy tai cũng chính là loại bỏ các chất kháng khuẩn có trong chúng. Những enzyme có lợi lúc này sẽ có tác dụng phá hủy cấu trúc của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, chúng và những sợi lông trong ống tai còn có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên vệ sinh tai liên tục để tránh gây tổn thương và làm hỏng cấu trúc bảo vệ phía trong tai. Bạn chỉ nên thực hiện làm sạch tai từ khoảng 1-2 tháng/lần tùy theo mức độ của ráy tai.

Chỉ nên thực hiện làm sạch tai từ khoảng 1-2 tháng/lần. Ảnh minh họa: Internet

Mũi

Thường xuyên ngoáy mũi, nếu niêm mạc mũi bị tổn thương, thì rất dễ gây nhiễm trùng, gây viêm tiền đình mũi và viêm xương xoang mũi dưới. Viêm có thể lan đến mũi bên trong, hầu họng và hốc mũi. Viêm mũi mãn tính có thể trở thành nguyên nhân của việc khứu giác không nhạy bén sau khi trưởng thành hoặc thậm chí là biến đổi thành ung thư vòm họng.

Bởi vì khoang mũi rất bẩn, chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, sau khi ngoáy mũi, nếu bạn không rửa tay kịp thời, tiếp xúc ngay với đồ ăn, đồ chơi có thể gây ra các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, ngón tay đi vào khoang mũi cũng có thể đem vi khuẩn gây bệnh vào trong mũi.

Thường xuyên ngoáy mũi, nếu niêm mạc mũi bị tổn thương, thì rất dễ gây nhiễm trùng, gây viêm tiền đình mũi và viêm xương xoang mũi dưới.

Rốn

Rốn có chứa khoảng 1.400 loại vi khuẩn. Tuy nhiên, chúng đa phần là vi khuẩn không gây bệnh. Những chất bẩn ở rốn có thể giúp duy trì nhiệt độ ở khu vực này.

Rốn quá sạch có thể gây thoát nhiệt nhanh và làm suy giảm chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, sử dụng lực ngoái rốn quả mạnh có thể làm vùng da mỏng manh ở dây bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm, mưng mủ. Vi khuẩn từ đó có thể dễ dàng xâm nhập vào các mạch máu quan trọng ở khoang bụng.