Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở nước ta đã có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt. Phần lớn là do bệnh dịch đã qua đỉnh dịch và người dân được tiêm phòng nhiều hơn, mục tiêu nhanh đạt miễn dịch cộng đồng đang gấp rút tiến hành.

Tuy nhiên có nhiều người thắc mắc khi mà cả 2 đều đã được tiêm chủng rồi việc tiếp xúc gần như bắt tay, ôm, hôn có an toàn hay không.

Chia sẻ trên VNN, nước ta mọi người chủ yếu thường chào hỏi nhau bằng những cái bắt tay. Nhưng có những nước họ lại dùng cách ôm, hôn để chào hỏi. Giữa lúc virus nCov hoành hành, thì chắc chắn đây là vấn đề đáng để bàn luận.

Ví dụ như nhiều người Pháp, họ đã trở lại thói quen chào hỏi bằng cách hôn má. Tuy nhiên, hiện không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi tiếp tục truyền thống này, bởi ảnh hưởng của virus nCov.

Hay như ở nhiều nước khác, người dân cũng đã ôm, bắt tay, nắm tay nhau một cách thoải mái rồi.

Và tất nhiên lúc này câu hỏi được đặt ra sẽ là: Khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nCov, mọi người có thể tiếp xúc gần với nhau tới mức nào?

Như mọi người cũng đã biết, Virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường hô hấp và các giọt bắn. Vì vậy, tiếp xúc gần với những người mắc nCov sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

Trong đó, thời gian tiếp xúc với nguồn lây càng lâu thì nguy cơ mắc nCov càng cao. Một số nghiên cứu cho rằng, 15 phút ở gần người bệnh sẽ khiến chúng ta gặp rủi ro.

Tuy nhiên, ngay cả khi tiếp xúc chưa đầy 5 phút trong một căn phòng chật cứng cũng là cơ hội để virus SARS-CoV-2 lan truyền và tấn công chúng ta rồi.

Tiến sĩ Abraar Karan, Đại học Stanford, cho biết: “Ở gần người có khả năng siêu lây nhiễm, nguy cơ mắc bệnh rất cao”.

Còn ở không gian ngoài trời thoáng đãng với những luồng không khí làm phân tán các mầm bệnh, 15 phút tiếp xúc cũng không quá nguy hại nha mọi người

Có nên ôm, hôn để chào hỏi nhau hay không?

Bà Seema Lakdawala, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu vắc xin thuộc Trường Y Đại học Pittsburgh chia sẻ: “Tôi là một người thích ôm. Nếu cả tôi và người kia đều đã tiêm vắc xin, tôi sẽ ôm họ. Nhưng tôi sẽ không làm vậy trong một quán bar đông đúc, quá nhiều rủi ro”.

Hay như bà Charlotte Baker, Phó giáo sư dịch tễ học tại Virginia Tech, cho biết: Rủi ro lớn hơn một cái ôm là ngồi trong không gian kín với người mà bạn không biết. Chuyên gia này chia sẻ, bà không phản đối việc ôm người khác miễn là đối phương có đeo khẩu trang và bà biết rõ họ.

Bà Baker đưa ra 1 nguyên tắc: "Miễn là mọi người được che mặt và tôi biết bạn đã ở đâu, tôi thực sự không có vấn đề gì với việc ôm".

Bà còn nói thêm rằng, điều quan trọng là phải cân nhắc các biện pháp phòng ngừa khi ôm trẻ em cũng như người lớn, đó là: Rửa tay trước và sau đó, tránh xa bất kỳ ai bị bệnh hoặc từng tiếp xúc với người mắc nCov.

Mức độ rủi ro và nguy cơ từ những cái hôn, bắt tay

- Hôn má: Nụ hôn trên má chỉ thoáng qua, rất ít có nguy cơ lây bệnh nếu chúng ta đã tiêm phòng, trừ khi chúng ta lấy tay lau má và miệng.

- Hôn gió: Chúng ta đang thổi không khí vào mặt ai đó. Lúc này một cái ôm sẽ ít rủi ro hơn một nụ hôn gió nha mọi người.

- Bắt tay: Giả sử chúng ta đang bắt tay một người lạ gặp tại nơi làm việc. Và có thể người đó đã bị nhiễm bệnh và không có triệu chứng, theo đó họ cũng có thể đã lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, nếu chúng ta chạm vào tay của họ rồi đưa tay lên mặt thì chắc chắn là khả năng lây nhiễm sẽ vô cùng cao.

Giải pháp trong trường hợp này là chúng ta nên khử trùng tay sau khi bắt tay hoặc bạn có thể bỏ qua thói quen này luôn.