Trung tâm y tế của Mỹ, Cleveland Clinic, cho biết rằng nhu cầu hạn chế một số thực phẩm tăng lên khi cơ thể chống chọi với vết thương và nhiễm trùng. Khi cơ thể đang hồi phục sau một căn bệnh, bạn nên tăng lượng calo nạp vào. Điều này bao gồm việc tăng lượng vitamin, khoáng chất và protein hàng ngày. Những thực phẩm mà bạn nên nạp vào khi đang trong quá trình phục hồi bao gồm lúa mì, rau, trái cây, protein và các sản phẩm từ sữa.

Sau đây là 12 loại thực phẩm đã được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học để hỗ trợ quá trình chữa bệnh và giúp bạn phục hồi đúng hướng.

Việt quất cho sức khỏe tim mạch

Quả việt quất được gọi là “siêu trái cây” do khả năng chống oxy hóa của các hợp chất polyphenolic trong việt quất. Nghiên cứu được công bố trên ấn bản tháng 7/2019 của Advances in Nutrition cho thấy rằng một lượng vừa phải việt quất (khoảng 45g) hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Quả việt quất cũng có thể giúp duy trì cân nặng, giúp bạn giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch liên quan đến cân nặng trong tương lai. Việt quất được khuyên dùng nếu bạn đang hồi phục sau cơn đau tim hoặc các biến cố tim mạch.

Gừng cho chứng buồn nôn

Trong một đánh giá tháng 4/2013 được công bố trên Tạp chí Y tế Dự phòng Quốc tế về tác dụng của gừng đối với sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gừng có chứa các đặc tính kháng khuẩn giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Đánh giá cũng nói rằng gừng và các phân tử hoạt tính sinh học của nó có thể kiểm soát hiệu quả mức độ ung thư buồng trứng, ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, da và tuyến tiền liệt.

Gừng cũng có thể giúp những người đang hóa trị lâu dài. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Support Care Cancer, gừng với liều lượng 0,5 - 1g hàng ngày có thể làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn do hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư người lớn. (Buồn nôn là triệu chứng được báo cáo ở hơn 70% bệnh nhân được hóa trị.)

Bột yến mạch cho các vấn đề tiêu hóa

Nếu bạn gặp các vấn đề về đường tiêu hóa sau khi phẫu thuật hoặc khó hấp thụ dinh dưỡng, một bát bột yến mạch vào buổi sáng có thể giúp ích cho bạn.

Theo một đánh giá tháng 2/2015 về lợi ích dinh dưỡng của yến mạch được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, yến mạch nguyên hạt chứa một lượng đáng kể chất xơ có thể hỗ trợ điều hòa tiêu hóa, thúc đẩy sự nhuận tràng và đóng vai trò là cơ sở cho hệ vi sinh đường ruột.

Yến mạch nguyên hạt thường tốt cho sức khỏe hơn so với các sản phẩm lúa mì và gạo.

Mật ong để lành vết thương hở

Tin tốt cho những ai thích ăn ngọt: mật ong là một thực phẩm hữu hiệu trong việc chăm sóc vết thương. Trên thực tế, mật ong là chất chữa lành vết thương lâu đời nhất mà con người biết đến và còn hoạt động tốt hơn so với một số loại thuốc hiện đại, theo một đánh giá năm 2017 được công bố trên Pharmacognosy Research.

Có từ thời kỳ đồ đá, mật ong đã tham gia vào việc chữa lành vết thương vì các hoạt động sinh học của nó, bao gồm các đặc tính chống viêm, kháng vi-rút và kháng khuẩn. Mật ong cũng khiến bạch cầu giải phóng cytokine, đây là chất bắt đầu sửa chữa mô bất cứ lúc nào bạn bị thương.

Trái cây họ cam quýt để chữa lành vết thương

Các chất chuyển hóa có trong trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, chanh xanh, chanh vàng, … cung cấp các hoạt động sinh học có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết thương của cơ thể.

Các hoạt động sinh học bao gồm các đặc tính chống viêm, chống dị ứng, chống oxy hóa và chống vi khuẩn. Thực tế là bạn thậm chí không cần ăn trái cây.

Theo một nghiên cứu được công bố trên BMC Chemistry, chiết xuất vỏ trái cây và tinh dầu cam quýt cũng được báo cáo là cung cấp các hoạt động sinh học chống oxy hóa.

Nấm để chữa lành vết thương và sức khỏe đường ruột

Trong một đánh giá quan trọng vào tháng 9/2017 được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm ăn cung cấp các hoạt động sinh học giúp vết thương mau lành, bao gồm các đặc tính chống dị ứng và carbohydrate đóng một vai trò quan trọng trong glucans kích thích miễn dịch.

Ngoài ra, prebiotics trong nấm kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột. Mặc dù bạn sẽ tìm thấy một số nguồn cung cấp prebiotics ở bất kỳ siêu thị nào, nhưng nấm dễ tìm, có sẵn và đã được nghiên cứu nhiều hơn đáng kể so với các loại prebiotics khác.

Quả bơ dùng sau khi phẫu thuật tim hoặc đột quỵ

Ăn bơ có thể cải thiện chế độ ăn uống tổng thể, lượng chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ), theo một cuộc khảo sát kéo dài 7 năm được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn bơ cũng ăn nhiều rau và trái cây hơn, có chất lượng chế độ ăn uống tốt hơn với chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, ăn nhiều chất xơ hơn và tiêu thụ ít đường bổ sung hơn.

Nghệ để giảm đau sau phẫu thuật

Thành phần chính trong bột cà ri, nghệ là một trong những chất bổ sung dinh dưỡng tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy. Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp, loại gia vị này được sử dụng cho các chứng đau nghiêm trọng, viêm khớp, các vấn đề về da, ung thư và các vấn đề về dạ dày.

Bạn có thể thoa nghệ lên da hoặc dùng làm gia vị trong một số món ăn hoặc trong trà nếu điều đó dễ dàng nhất đối với dạ dày. (Uống nghệ trong trà có thể đặc biệt hữu ích sau khi phẫu thuật khi hệ tiêu hóa của bạn có thể không hoạt động tốt.)

Giấm táo cho người bị dị ứng

Đối với bất kỳ ai bị kháng thuốc kháng sinh hoặc không muốn sử dụng thuốc kháng sinh để chăm sóc vết thương, hàm lượng axit axetic trong giấm táo có thể là một lựa chọn thay thế tiềm năng.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu giấm táo chống lại vi khuẩn E. Coli, S. aureus và C. albicans. Họ phát hiện ra rằng giấm táo có một số khả năng kháng khuẩn và mang lại những ý nghĩa lâm sàng có giá trị.

Đối với những người lo lắng về việc bổ sung giấm táo vào chế độ ăn uống, một bài báo từ Nhà xuất bản Sức khỏe Harvard nói rằng tiêu thụ giấm táo là một phương thuốc tự nhiên với ít rủi ro. Tuy nhiên, tác giả đưa ra một vài cảnh báo như sau:

Độ axit cao có thể làm hỏng men răng, vì vậy bạn nên pha loãng giấm táo. Bạn có thể pha loãng trong nước hoặc trong nước sốt salad.

Giấm có thể chứa một lượng ít kali. Nếu bạn dùng thuốc, bạn nên nói chuyện với chuyên gia y tế trước.

Giấm có thể ảnh hưởng đến mức insulin. Đối với bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, bạn nên theo dõi lượng giấm của mình.

Các loại hạt để cải thiện sức đề kháng insulin

Các loại hạt cũng được phát hiện có tác dụng giảm cân sau phẫu thuật, cải thiện tình trạng kháng insulin và góp phần chữa lành vết thương. Các loại hạt sau đây có thể cải thiện sức khỏe của bạn, theo một đánh giá hệ thống vào tháng 12/2017 về các loại hạt được công bố trên tạp chí Nutrients:

Hạnh nhân có thể cải thiện sức khỏe cho dù bạn dùng với số lượng nhỏ hay lớn, từ 10g một ngày đến 100g một ngày. Hạnh nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp những người không thể hoặc không muốn dùng statin để giảm cholesterol. Hạnh nhân cũng giúp kiểm soát cảm giác no đối với những người theo chế độ ăn kiêng ít calo.

Quả óc chó mang lại những tác dụng hữu ích trong việc chữa lành vết thương sau phẫu thuật. Chúng làm giảm nguy cơ tim mạch, cải thiện chất lượng chế độ ăn uống và cung cấp chất xơ cần thiết khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.

Hạt dẻ cười cũng có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe. Tiêu thụ hạt dẻ cười có vỏ 40 gram (hoặc 1,5 ounce) mỗi ngày trong ba tháng làm giảm lượng đường lúc đói, cải thiện chức năng mạch máu và giảm nồng độ LDL. Ăn một lượng lớn hơn mang lại kết quả tích cực trong việc giảm nguy cơ biến cố tim mạch.

Táo chữa ung thư hoặc hồi phục sau phẫu thuật tim

Táo có thể hỗ trợ những người được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Theo một nghiên cứu về táo và lợi ích sức khỏe được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, với nguồn giàu chất phytochemical, việc ăn táo có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh mãn tính.

Sữa giúp chữa vết thương

Theo Cleveland Clinic, một trong số những loại thực phẩm tốt nhất để chữa lành vết thương là protein, trong đó gồm cả sữa. Bạn có thể tăng hàm lượng sữa hấp thu mỗi ngày bằng cách thêm sữa vào sinh tố hoặc bột yến mạch, dùng sữa như một nguyên liệu trong một số món ăn, ….

Nếu bạn không thích vị của sữa, bạn có thể dùng sữa chua, pho mát hoặc sữa đậu nành để thay thế.