Bánh mì

Ảnh minh họa

Bạn tuyệt đối không nên bảo quản bánh mì trong tủ lạnh, vì nó sẽ bị khô cứng và rất dễ hấp thụ hết các mùi có trong tủ làm mất đi mùi vị, đồng thời điều kiện ẩm ướt cũng dễ sinh ra nấm mốc không tốt cho sức khỏe. Bạn nên sử dụng bánh mì trong thời gian ngắn càng sớm càng tốt, bảo quản ở nhiệt độ thường tối đa không quá 4 ngày.

Mật ong

Ảnh minh họa

Mật ong rất giàu chất kháng khuẩn và chất chống oxi hóa, nếu để mật ong trong tủ lạnh, nhiệt độ và độ ẩm sẽ khiến mật ong bị kết tinh và kém chất lượng. Ngay cả khi mật ong kết tinh, đừng lo lắng vì mật ong vẫn có thể ăn được. Để giữ mật ong tươi, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Cà phê

Ảnh minh họa

Bã cà phê có tác dụng hút mùi rất hiệu quả, thường dùng để khử mùi hôi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cà phê nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị mất đi chất lượng và hương vị, khi uống sẽ không còn hương vị ngon nữa. Bảo quản cà phê tốt nhất là nên bịt kín hay cho vào lọ đậy kín để ở nhiệt độ thường bên ngoài.

Cà chua

Ảnh minh họa

Cà chua là một trong những loại rau củ chứa nhiều nước, bạn không nên cho cà chua vào trong tủ lạnh vì nếu để lạnh cà chua thời gian dài sẽ xuất hiện các chấm đen, mềm nát mất đi độ tươi ngon và mùi vị. Đồng thời, nhiệt độ lạnh của tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình chín tự nhiên của cà chua và làm giảm đi hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Tốt nhất bạn nên bảo quản cà chua ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng và dùng trong ngày.

Chuối chín

Ảnh minh họa

Chuối là loại trái cây rất dễ hỏng nhưng không nên cho chuối vào tủ lạnh vì đây là loại trái cây nhiệt đới. Chuối có xu hướng chuyển sang màu đen và mất mùi vị ở nhiệt độ thấp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ thấp phá hủy cấu trúc tế bào chuối, do đó ảnh hưởng đến hương vị và trải nghiệm ăn chuối. Vì vậy, tránh bảo quản chuối trong tủ lạnh, thay vào đó nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Bơ chưa chín

Ảnh minh họa

Để bơ được chín tự nhiên bạn không nên cho bơ vào trong tủ lạnh. Vì như thế sẽ cản trở quá trình làm bơ chín, khiến bơ bị cứng và sượng. Bơ sẽ chín đều và ngon khi để ở nơi thoáng mát, khô ráo trên kệ bếp. Bạn chỉ nên bảo quản bơ đã chín nhưng chưa cần sử dụng. Đối với bơ đã cắt thì bạn nên cho vào túi zip hoặc hộp đậy kín rồi mới cho vào tủ để lưu trữ.

Dưa hấu nguyên quả

Ảnh minh họa

Trong dưa hấu có chứa các chất chống oxy hóa, khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hoạt tính của các chất này có thể bị giảm hoặc biến mất. Vì vậy, với dưa hấu nguyên quả bạn chỉ cần để ở nhiệt độ thường, khô ráo. Còn nếu dưa hấu đã cắt ra thì bạn cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 3 - 4 ngày.

Tỏi và hành khô

Ảnh minh họa

Tỏi và hành khô là thực phẩm tuyệt đối không nên cho vào trong tủ lạnh. Dù bạn có bảo quản chúng ở ngăn mát tủ lạnh thì tỏi cũng sẽ rất nhanh bị hư hỏng, bị mốc, nảy mầm và mất đi hương vị tự nhiên. Để duy trì hương vị cay nồng của tỏi hay hành khô, bạn nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, chẳng hạn như tủ bếp hay bàn bếp. Vì là thực phẩm được sử dụng thường xuyên, nên bạn không phải lo lắng tỏi và hành khô sẽ bị hư hỏng khi để bên ngoài.

Khoai tây

Ảnh minh họa

Khi bảo quản khoai tây trong tủ lạnh tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển thành đường, đồng thời chúng sẽ mất đi chất dinh dưỡng. Vì thế để bảo quản tốt khoai tây chúng ta nên bảo quản chúng trong môi trường thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Giấm ăn

Ảnh minh họa

Giấm có thể tự bảo quản và gần như không có hạn sử dụng, do đó bạn không cần phải bảo quản chúng trong tủ lạnh.