10 tác dụng của loại củ mệnh danh “liều thuốc sức khỏe”, chớ nên bỏ phí
Củ sen là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Loại củ này có rất nhiều công dụng tuyệt vời như bổ máu, chữa chảy máu dạ dày, thông huyết mạch, phòng ung thư và giúp giảm cân.
Hơn thế nữa, củ sen không chỉ là “liều thuốc sức khỏe" mà còn là một trong những nguyên liệu phổ biến dùng chế biến các món ăn ngon và bổ dưỡng.
Hầu hết các bộ phận của cây sen đều được tận dụng trong văn hóa ẩm thực phương Đông. Hoa sen, lá, rễ, hạt,… đều được sử dụng cho những món ăn khác nhau.
Trong đó, củ sen là phần thân rễ ăn được của cây sen, một loại cây thủy sinh quen thuộc tại Việt Nam. Khi ăn, củ sen có vị ngọt thanh và độ giòn vừa phải. Củ sen được đánh giá cao vì có chứa các hợp chất phenolic là chất chống oxy hóa tự nhiên.
Sau khi rửa sạch, có thể chế biến những món như: canh củ sen, củ sen hầm, củ sen xào tôm thịt… Củ sen có thể nghiền thành bột và dùng để nấu các món tráng miệng.
Củ sen không có cholesterol và rất ít calo với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể.
Củ sen vừa là nguồn cung cấp carbohydrate và chất xơ lành mạnh, vừa ít chất béo và đường. Giá trị dinh dưỡng của củ sen đến từ những vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, đồng, vitamin C, vitamin B6 và sắt.
10 lợi ích không ngờ của củ sen
Củ sen tươi có vị ngọt nhẹ và kết cấu giòn khi ăn sống, hơi bột khi nấu chín. Chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe với nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
1. Bảo vệ tim mạch và điều hòa huyết áp
Là thực phẩm giàu dinh dưỡng, củ sen tươi có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch do chứa nhiều Kali. Nhiều đặc tính có lợi của Kali đã được báo cáo bao gồm giãn mạch, tăng GFR và giảm renin giúp điều hòa huyết áp. Hơn nữa, chế độ ăn thiếu kali có thể gây yếu cơ, nhịp tim không đều, dễ thay đổi tâm trạng hoặc buồn nôn.
Ngoài ra, hàm lượng folate và vitamin C trong củ sen cũng vô cùng thiết yếu giúp tạo máu và bền vững thành mạch.
2. Cải thiện chức năng miễn dịch
Củ sen rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ màng tế bào trước tác hại của các gốc tự do, tăng tạo interferon, nâng cao sức đề kháng, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamine, chống stress. Do vậy, bổ sung củ sen vào chế độ ăn dinh dưỡng sẽ giúp bạn cải thiện chức năng miễn dịch.
3. Bảo vệ gan
Củ sen chứa hàm lượng cao các hợp chất polyphenolic được cho là có khả năng bảo vệ tế bào gan. Theo nghiên cứu trên động vật, bột củ sen được cho là có thể ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, trong Đông y, nước củ sen còn được xem là một loại thức uống thanh nhiệt, làm mát cho cơ thể.
4. Tác dụng cầm máu và lưu thông máu
Theo y học cổ truyền, củ sen còn được gọi là ngẫu tiết, không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc có tác dụng cầm máu, dùng trong những trường hợp chảy máu cam, đi ngoài hoặc tiểu tiện ra máu…
Trong củ sen còn chứa nhiều Vitamin B6, giúp điều hòa nồng độ homocystein góp phần bảo vệ tim mạch, hỗ trợ sự lưu thông máu trong cơ thể.
5. Hỗ trợ giảm viêm
Người ta khảo sát củ sen lên men làm giảm loét dạ dày do ethanol / HCl gây ra ở chuột bằng cách điều chỉnh các gen liên quan đến viêm. Kết quả cho thấy củ sen lên men có thể cải thiện hiệu quả các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, cơ chế giảm viêm này vẫn chưa được làm rõ và cần nhiều nghiên cứu để khẳng định.
6. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh
Củ sen cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, đó là folate (vitamin B9). Phụ nữ trong thai kỳ đặc biệt cần bổ sung đủ folate để ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nguy hiểm.
Ngoài ra, củ sen cũng cung cấp choline, sắt và canxi. Những vi chất dinh dưỡng hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.
7. Giàu vitamin B, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh
Tác dụng của củ sen còn đến từ nguồn vitamin nhóm B phức hợp giá trị cao như pyridoxine, folate, niacin, riboflavin, axit pantothenic và thiamin.
Đặc biệt, pyridoxine (vitamin B6) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các chức năng thần kinh. Chính vì vậy, khi cơ thể bị thiếu vitamin này, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và khó chịu, thậm chí đôi khi có thể dẫn đến trầm cảm.
Bổ sung lượng pyridoxine phù hợp mỗi ngày giúp kiểm soát tình trạng khó chịu thần kinh, đau đầu và căng thẳng. Vitamin B6 cũng làm giảm nguy cơ đau tim.
8. Cải thiện sức khỏe làn da
Nghiên cứu khảo sát các hoạt chất Polyphenol được chiết xuất từ củ sen, cho thấy tác dụng giúp duy trì sức khỏe làn da thông qua việc giảm mức độ hoạt động của metalloproteinase có trong tế bào da thông qua các đặc tính chống viêm.
9. Giàu chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa
Chất xơ không hòa tan có trong củ sen làm tăng khối lượng và tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường ruột. Nhờ đó làm giảm thời gian tích tụ các chất độc hại. Cùng với đó có tác dụng giúp điều hòa nhu động ruột bằng cách kéo nước vào lòng ruột để tạo phân mềm và thành khuôn.
Chất xơ hòa tan đã được chứng minh làm giảm cholesterol và hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch. Bữa ăn giàu chất xơ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột. Điều này góp phần giữ lượng đường trong máu ổn định.
10. Kiểm soát cân nặng
Do củ sen giàu xơ nên sẽ giúp bạn no lâu hơn, ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều và đói giữa các bữa ăn. Chế độ ăn giàu chất xơ giúp cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy, củ sen có thể được biết đến là một trong những thực phẩm giảm cân.
Những lưu ý khi dùng củ sen
Mặc dù có tất cả các lợi ích về dinh dưỡng, nhưng củ sen không phải là thuốc và không có chức năng trị bệnh. Bạn không nên tự ý điều trị bất cứ bệnh gì bằng củ sen mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Củ sen chứa nhiều tinh bột. Chính vì thế, bệnh nhân tiểu đường, đại tràng hay dạ dày nên cân nhắc khi muốn sử dụng thường xuyên.
Bạn không nên ăn củ sen sống. Củ sen là phần rễ của hoa sen, nó có khả năng chứa ký sinh trùng rất cao. Chính vì vậy, ăn củ sen sống sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm. Cách tốt nhất, bạn nên nấu chín củ sen trước khi sử dụng.
4 cách chế biến củ sen đơn giản
Củ sen nướng hoặc chiên giòn trong nồi chiên không dầu sẽ là món ăn vặt lành mạnh.
Bột củ sen là một thành phần phổ biến trong y học cổ truyền bởi công dụng dinh dưỡng của nó. Bạn có thể pha nước củ sen từ loại bột này và sử dụng như một loại nước giải khát. Ngoài ra, có thể dùng thêm bột củ sen trong các món tráng miệng như chè sen, mochi,…
Không chỉ mang đến những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thêm củ sen vào món canh sẽ giúp nước dùng ngọt thanh và thơm ngon hơn.
Củ sen sau khi chần qua với nước sôi, có thể ngâm chua như một món ăn ghém kích thích vị giác, chống ngán rất nên thử.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...