Không nên uống cà phê sau 12 giờ tối để có một giấc ngủ ngon

Sự thật: Caffein có tác dụng khác nhau tùy từng cá nhân. CYP1A2 là một loại gen chịu trách nhiệm trong việc trao đổi chất caffein. Lượng enzyme tạo ra bởi gen này chia thành 3 nhóm: độ nhạy cao, bình thường và thấp đối với caffein.

Nhóm phổ biến là nhóm có độ nhạy bình thường: không nên uống cà phê từ 6 giờ tối đến trước khi đi ngủ.

Những người có độ nhạy cảm cao có thể bị mất ngủ ngay cả khi uống cà phê vào buổi sáng.

Nếu thuộc nhóm có độ nhạy cảm thấp đối với caffein, bạn có thể uống 1 tách cà phê ngay trước khi đi ngủ mà vẫn không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Phải ăn rau củ giàu chất chống oxy hóa để đối phó với gốc tự do (free redicals)

Sự thật: Tất cả các loại rau củ quả đều tiếp xúc với các tác nhân oxy hóa nên chúng đều có hoạt tính chống oxy hóa. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về hoạt động chống oxy hóa được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Để đánh giá tác động của các tác nhân oxy hóa trên cơ thể người, cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trên mô sống/cơ thể người.

Có rất nhiều loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa (thậm chí là khoai tây), nhưng thật khó để xác định chúng có thực sự giúp ích cho cơ thể người hay không.

Khí CO2 có trong các loại đồ uống gây đau dạ dày, các bệnh về đường tiêu hóa khác và phá hủy xương

Sự thật: Các nghiên cứu cho thấy khí CO2 (cacbon điôxit) không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thậm chí làm giảm các triệu chứng khó tiêu và táo bón. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa nước có ga và bệnh loãng xương. Phản ứng tiêu cực chỉ xảy ra với một số người. Đường và axit orthophosphoric có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên chứ không phải cacbonat.

Cơ thể chúng ta tích lũy độc tố và cần thải độc thường xuyên

Sự thật: Vào năm 2009, một nhóm nhà khoa học đã liên hệ với các nhà sản xuất sản phẩm thải độ tố để tìm ra bằng chứng chứng minh công dụng thải độc của sản phẩm. Không ai có thể trả lời các nhà khoa học và họ đã chứng minh rằng sản phẩm thải độc tố chỉ là một chiêu trò tiếp thị.

Edzart Ernst, một giáo sư nổi tiếng về thuốc bổ sung tại Đại học Exeter, nói rằng cơ thể của một người bình thường (không sử dụng chất ma túy hay chất độc) không cần bất kỳ sản phẩm bổ sung nào để thải độc tố.

Muối tinh chế là chất độc cho cơ thể, nên thay thế bằng muối khoáng

Sự thật: Chúng ta thường được khuyên rằng nên thay thế muối tinh chế thường dùng bằng muối biển, Himalaya, đen hoặc những loại muối khác. Nhưng sự khác biệt giữa những loại muối này rất ít, bạn phải tiêu thụ một lượng lớn muối mới bổ sung đủ chất cho cơ thể.

Tuy nhiên, muối tinh chế lại chứa hàm lượng lớn i-ốt giúp làm giảm tình trạng thiếu hụt i-ốt và những hậu quả của nó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 1/3 dân số thế giới tiêu thụ không đủ i-ốt, ngay cả người dân sống ở khu vực ven biển. Vì vậy, muối tinh chế rất cần thiết cho cơ thể. 

Thịt đỏ và thịt chế biến gây ung thư dạ dày

Sự thật: Thịt đỏ đã qua nấu nướng không được xem là thịt chế biến. Thịt chế biến chỉ sử dụng để lưu trữ lâu dài.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho rằng thịt đỏ được phân loại vào Nhóm 2A, có thể gây ung thư cho con người. Việc phân loại dựa trên bằng chứng hạn chế từ các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc ăn thịt đỏ và phát triển ung thư đại trực tràng.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn thịt đỏ không quá 2.5 oz (tương đương 70gr) mỗi ngày và nên ngừng ăn thịt chế biến. 

Men là sản phẩm nhân tạo và không tốt cho sức khỏe.

Sự thật: Saccharomyces cerevisiae là một loại men tự nhiên không phải do con người tạo ra, chúng chứa nhiều nguyên tố hóa học giúp ích trong quá trình tự lên men.

Không nên hâm nóng mật ong vì tạo ra chất hydroxymethylfurfural nguy hiểm cho cơ thể

Sự thật: Hydroxymethylfurfural (HMF) chứa trong tất cả các loại mật ong. Nồng độ của nó tăng lên khi được đun nóng, nhưng HMF cũng có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau (nhiều hơn có trong mật ong). Và không có nghiên cứu nào chứng minh HMF gây nguy hiểm cho cơ thể con người. Lượng HMF nên tiêu thụ mỗi ngày là 30mg.

Mayonnaise chứa nhiều cholesterol

Sự thật: Mayonnaise chứa nhiều chất béo nhưng không nên thay thế chúng bằng dầu (ô liu hoặc mè) trong món salad. Mayonnaise chứa 50-80% chất béo trong khi các loại dầu chứa đến 95-99% chất béo. Nguồn gốc của cholesterol trong mayonnaise là do trứng, tuy nhiên, nhận định trứng chứa cholesterol có hại cho cơ thể con người đã bị phản bác. E200 chứa trong mayonnaise cũng hoàn toàn vô hại nhưng với một số người có thể bị dị ứng. 

Bạn có thể sử dụng sữa chua để thay thế nếu dị ứng với E200 hoặc có thể tự làm mayonnaise tại nhà. 

Không nên dùng da gà trong chế độ ăn kiêng

Sự thật: Người ta nói rằng da gà chứa nhiều chất béo và cholesterol. Tuy nhiên, da gà chứa các axit béo không bão hòa giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt. Hơn nữa, da gà cung cấp collagen cho cơ bắp, da và khớp.