Phụ Nữ Sức Khỏe

Chia sẻ của chuyên gia về sử dụng bột ngọt hằng ngày

Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) là một trong những loại gia vị phổ biến được chị em nội trợ sử dụng trong chế biến bữa ăn hằng ngày. Tuy vậy, sử dụng bột ngọt như thế nào là hợp lý vẫn là băn khoăn của nhiều chị em.

TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Tư vấn dinh dưỡng người lớn  Trung tâm Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế – Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh loại gia vị này.

Nhiều ý kiến thắc mắc bản chất của bột ngọt là gì mà lại làm món ăn ngon hơn thưa bác sĩ?

TS. BS Nguyễn Trọng Hưng: Bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (mononatri glutamate). Bản chất của bột ngọt gồm natri và glutamate. Natri là thành phần quen thuộc trong muối ăn, còn glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin phổ biến trong tự nhiên, tồn tại cả ở cơ thể người và các loại động thực vật khác.

Một trong những vai trò đặc biệt của axit amin là khả năng tạo vị cho thực phẩm, ví dụ như methionine tạo vị đắng, aspatic tạo vị chua, còn glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn.

Khả năng tạo vị của glutamate được một Giáo sư người Nhật Bản là TS. Kikunae Ikeda khám phá ra vào năm 1908, khi ông nghiên cứu và phát hiện ra glutamate chính là thành phần mang đến vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa vị ngon.

GS.TS Kikunae Ikeda khám phá và phát hiện ra glutamate từ nước dùng dashi của người Nhật.

Các thực phẩm càng giàu glutamate thì vị umami càng đậm đà và hầu hết thực phẩm chúng ta ăn vào đều chứa glutamate ở những mức độ khác nhau: các loại thịt chứa khoảng 10 – 20mg glutamate/100g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140mg glutamate/100g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50mg/100g, cà chua chứa đến 250mg/100g… Đặc biệt, sữa là thực phẩm giàu glutamate, trong đó sữa mẹ có hàm lượng glutamate cao vượt trội lên đến 2700mg/100ml sữa mẹ.

GS.TS Ikeda sau đó đã phát minh ra bột ngọt với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1909, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên Aji-no-moto. Việc nêm bột ngọt vào món ăn làm món ăn ngon và hài hòa hơn vì chúng ta đã bổ sung thêm glutamate bên cạnh hàm lượng glutamate sẵn có từ thực phẩm, khiến vị umami của món ăn rõ rệt, đậm đà hơn.

Nên sử dụng bột ngọt mỗi ngày như nào cho hợp lý thưa bác sĩ?

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng: Một số gia vị quen thuộc như muối và đường thì có khuyến nghị liệu dùng hàng ngày. Ví dụ, muối được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị dùng dưới 5g/ngày (gần 1 muỗng cà phê muối/ngày), đường được Cơ quan Quản lý Thực phẩm Anh khuyến nghị phụ nữ không ăn quá 50g và nam giới không ăn quá 70g đường đơn mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với bột ngọt, hiện nay không có quy định hay khuyến nghị về liều dùng hàng ngày.

Bột ngọt được nhiều tổ chức Y tế và sức khỏe trên thế giới xác nhận là gia vị an toàn.

Cụ thể,  JECFA và EC/SCF xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn với liều dùng hàng ngày (ADI - acceptable daily intake) “không xác định”. Trong thông tư mới ban hành năm 2019 của Bộ Y tế, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hàng ngày.

Liều dùng hàng ngày không xác định được hiểu là, không có quy định mỗi người hàng ngày được dùng bao nhiêu gam bột ngọt. Mỗi người có thể sử dụng bột ngọt với liều lượng khác nhau cho từng món ăn tùy theo khẩu vị và sở thích của mình. Đồng thời, nguyên tắc sử dụng tất cả các loại gia vị nói chung đối với trẻ em là nên sử dụng một lượng ít hơn so với người lớn.

Theo Phương Dung/Infonet

Tin liên quan

Cảnh báo 11 nguy cơ sức khỏe đến từ mì ăn liền

Mì ăn liền là món ăn nhanh yêu thích của mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên...

Những 'đại kỵ' khi ăn mướp đắng không phải ai cũng biết

Mướp đắng (khổ qua) có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, Tuy nhiên không phải ai ăn mướp...

Thanh long cực độc, nếu ăn không đúng cách có thể rước hoạ vào thân

Giống như nhiều loại hoa quả khác, bên cạnh tác dụng bổ dưỡng thì việc ăn trái thanh long cũng...

Thực phẩm vừa giải độc, vừa tốt cho gan 'hơn nghìn viên thuốc bổ'

Muốn gan khỏe mạnh và được thanh lọc, giải độc gan hiệu quả, bạn hãy tăng cường những thực phẩm...

10 thực phẩm giúp đối phó với mụn nhọt trong kỳ kinh nguyệt

Mụn nhọt trong kỳ kinh nguyệt là hậu quả của sự dao động hormone trong cơ thể. Dưới đây là...

Những 'đại kỵ' khi uống nước cam không phải ai cũng biết

Nước cam tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được nước cam và uống vào giờ nào...

Quả ớt giúp ngăn ngừa bệnh ung thư?

Kết quả của nhà nghiên cứu tại ĐH Marshall, trường y Joan C. Edwards tại Mỹ cho biết ớt chứa...

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách giảm cân bằng mướp đắng tại nhà với chi phí rẻ bèo

15 giờ trước

Bỏ túi cách tái chế quần jean cũ thành váy cực đơn giản

15 giờ trước

'Người đẹp Tây Đô' Việt Trinh lên tiếng sau hành động 'ôm hôn con trai tuổi thiếu niên' ở nơi...

15 giờ trước

Đàm Thu Trang khoe ảnh bên trong biệt thự triệu đô, hé lộ cuộc sống viên mãn sau 5 năm...

15 giờ trước

Nghiên cứu mới: Bệnh nhân điều trị vô sinh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn sau sinh

15 giờ trước

Từ Hy Viên 17 lần đi kiện chồng cũ, hé lộ bi kịch hôn nhân 10 năm làm dâu nhà...

15 giờ trước

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

1 ngày 14 giờ trước

Từng tăng gần 30kg trong thời gian mang thai, Phan Như Thảo và hành trình 8 năm kiên trì lấy...

1 ngày 14 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình