Cây thuốc trị bệnh trĩ là những loại thảo dược lưu truyền trong dân gian với khả năng trị bệnh vô cùng hiệu quả. Hôm nay,  hãy cùng Phụ Nữ Sức Khỏe tìm hiểu về 10 loại thuốc thông dụng nhất trong số đó. 

Khái quát về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng xảy ra khi vùng ổ bụng liên tục phải chịu áp lực đè nén khiến máu đến tĩnh mạch hậu môn bị ứ đọng, không lưu thông. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch bị giãn ra, sưng phồng và tạo thành những búi trĩ.

Bệnh trĩ được phân làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Với trĩ nội, các búi trĩ nằm trong hậu môn rất khó nhận biết và lâu dần sẽ ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào trong được. Còn trĩ ngoại là các búi trĩ phát triển bên ngoài, cạnh rìa hậu môn, có thể nhận biết ngay. Nếu búi trĩ ngoại sẽ khiến bạn đau đớn thì các búi trĩ nội lại không đau.

Trĩ là bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ là khi bạn gặp một trong số những vấn đề sau: táo bón lâu ngày, đại tiện ra máu, ngứa rát hậu môn, cảm giác cộm, vướng ở vùng hậu môn, có gì đó lồi ra ngoài hậu môn… Tuy không phải quá nguy hiểm, chỉ gây ra cảm giác đau khi đi đại tiện nhưng đây là căn bệnh khiến nhiều người tự ti và ngại điều trị.

Thông thường, bệnh trĩ thường xuất phát từ ba nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất do thói quen rặn hoặc ngồi lâu khi đi cầu, ăn uống không hợp lý, dùng chất kích thích hoặc do lười vận động. Nguyên nhân thứ hai đến từ tính chất công việc phải ngồi quá lâu, lao động nặng nhọc hay đứng quá lâu một chỗ. Ngoài ra, bệnh trĩ có thể là biến chứng theo sau của béo phì hoặc tuổi già, bệnh trĩ cũng có thể xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc sinh con.

10 cây thuốc trị bệnh trĩ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe

Trị bệnh trĩ thuốc nam là một trong những cách được nhiều người áp dụng. Một phần vì tính hiệu quả cao lại an toàn của các cây thuốc nam, một phần do người bệnh ngượng ngùng tự ti về căn bệnh này. Trong dân gian, 15 cây thuốc này chính là những thảo dược rất có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Tỏi là một loại thực phẩm không thể thiếu trong nấu ăn và cũng có những giá trị không thể thay thế với y học. Điều trị bệnh trĩ bằng tỏi cũng là một trong những phương pháp dễ làm và hiệu quả nên rất được tin dùng.

Tỏi trị bệnh trĩ rất hiệu quả và dễ làm - Ảnh minh họa: Internet

Để trị trĩ bằng tỏi, bạn ngâm rượu tỏi để dùng mỗi ngày cho đến khi nào búi trĩ nhỏ dần. Tỏi đem cắt nhỏ hoặc giã nát rồi đem ngâm với rượu trong khoảng 2 tuần.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rồi dùng bông thấm rượu tỏi lên vùng bị trĩ. Phương pháp này giúp giảm viêm nhiễm, sưng đau vùng hậu môn và làm teo nhỏ búi trĩ dần.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm nên là một trong những loại thảo dược điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Tinh chất trầu không có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, phục hồi những vệt thường và ngăn chặn tác nhân xấu gây hại vùng hậu môn.

Có rất nhiều cách để sử dụng lá trầu không trị bệnh trĩ. Cách thứ nhất, bạn lấy một lượng lá trầu không rửa sạch với nước muối sau đó vò nát rồi bỏ vào nồi nước sôi khoảng 1,5 - 2 lít.

Trầu không là một trong cây thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả nhất - Ảnh minh họa: Internet

Để sôi trong vòng 5 phút sau đó đổ ra chậu nước nhỏ rồi ngồi xông phần hậu môn cho đến khi nước nguội. Dùng nước nấu lá trầu không rửa lại vùng bị trĩ, sau đó tiếp tục giã nát lá trầu không đắp lên. Cách này sẽ giúp giảm bớt những cảm giác đau nhức mà bệnh trĩ gây ra.

Cách thứ hai đó chính là kết hợp lá trầu không với một số thảo dược khác như hạt gấc, quả cau, bồ kết để trị trĩ ngoại. Với cách này, bạn cũng làm tương tự như trên sẽ giúp giảm đau ngừa và các búi trĩ sẽ rút lại một cách tự nhiên sau một thời gian điều trị liên tục.

Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

Bên cạnh tỏi thì rau diếp cá cũng là một cây thuốc trị bệnh trĩ khá tốt. Rau diếp cá ngoài rất tốt cho hệ tiêu hóa còn có tính sát khuẩn, chống viêm rất tốt.

Rau diếp cá không chỉ ăn ngon mà còn trị bệnh trĩ rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Khi dùng diếp cá để trị bệnh trĩ, bạn chỉ cần giã nát rồi đắp vào vùng hậu môn bị bệnh trĩ hàng ngày. Sau một thời gian những búi trĩ sẽ không bị sa xuống và giảm cảm giác đau nhói hơn.

Chữa trĩ bằng cây xấu hổ

Xấu hổ hay trinh nữ là một loại thuốc rất quan trọng với y học, có thể điều trị bệnh trĩ một cách rất thần kỳ. Bạn cắt xấu hổ thành từng khúc nhỏ rồi bỏ vào rang cho đến khi vàng thì đổ ra một miếng vải lót trên nền đất để khoảng 30-20 phút cho nguội. Xấu hổ khô kết hợp với rượu trắng đem hấp cách thuỷ sau đó uống mỗi ngày hai lần bệnh sẽ dàn khỏi.

Cây xấu hổ cũng có thể chữa bệnh trĩ - Ảnh minh họa: Internet

Trị trĩ bằng cây huyết dụ

Có lẽ ít người biết, loài cây huyết dụ với màu sắc sặc sỡ thường trồng trước nhà để trang trí lại là một cây thuốc trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Cây huyết dụ có tính mát, vị hơi đắng nhưng có thể giúp bổ máu, làm teo búi trĩ…Những người bị trĩ thường hay chảy máu nhiều ở vùng hậu môn hoặc sa trĩ, lòi trĩ thì có thể sử dụng loại cây này rất tốt.

Không chỉ để trang trí, cây huyết dụ một còn là cây thuốc trí bệnh trĩ vô cùng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Cây lá bỏng là một trong những vị thuốc quan trọng nhất của y học cổ truyền với tác dụng thanh nhiệt giải độc và kháng viêm hiệu quả. Khi bị trĩ giai đoạn đầu, bạn có thể nhai sống lá bỏng hoặc sắc lấy nước uống kèm với sau sam.

Cây lá bóng giải độc và kháng viêm rất tốt - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp bị trĩ ngoại, bạn cần nấu nước bồ kết ngâm hậu môn sau đó giã nhuyễn lá bỏng đắp lên trước khi đi ngủ. Nếu bệnh trĩ khiến bạn đại tiện ra máu thì nên kết hợp với nhiều loại thuốc Đông y khác như ngải cứu, cỏ nhọ nồi, lá trắc bá để sắc lấy nước rồi uống.

Trị bệnh trĩ bằng cây thiên lý

Ngoài những loại thảo dược trên thì thiên lý cũng là một cây thuốc trị bệnh trĩ rất tốt. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thiên lý cũng có khả năng trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Với thiên lý, bạn có thể dùng 3 cách để trị bệnh trĩ.

Lá thiên lý có thể dùng để trị bệnh trĩ - Ảnh minh họa: Internet

Cách thứ nhất là nấu nước để xông hậu môn, cách thứ hai làm hãm nước uống như nước chè và cách cuối cùng là giã rồi đắp lên vùng bị trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng cây vông nem

Dù là một loại cây mọc hoang nhưng nem vông lại có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Vông nem có thể an thần, trị mất ngủ, chữa phong thấp và cũng có thể điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Bạn dùng lá vông nem rửa sạch đắp lên vùng bị trĩ sẽ giảm đi cảm giác khó chịu nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm của loại cây này.

Có thể bạn không biết cây vông nem mọc hoang trị bệnh trí rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Trị trĩ bằng lá ổi

Lá ổi có tính chất kháng khuẩn, chống viêm nên rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ, nhất là trĩ nội. Bạn có thể lấy lá ổi non ép nước uống hoặc nấu sôi rồi xông và rửa hậu môn. Nếu kiên trì sử dụng mỗi ngày thì búi trĩ sẽ teo đi dần.

Lá ổi non là cây thuốc trị bệnh trĩ rất tốt - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ tươi

Chúng ta thường biết đến nghệ tươi như một thần dược làm đẹp nhưng ít biết rằng nghệ tươi cũng có thể chữa bệnh trĩ rất hay. Với nghệ tươi, bạn giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng hậu môn bị trĩ. Chúng ta cũng có thể kết hợp nghệ tươi với diếp cá hoặc quả sung đem nấu sôi rồi xông và rửa vùng bị trĩ. Các búi trĩ sẽ dần co lại và cảm giác đau cũng nhanh chóng quá đi nếu bạn kiên trì sử dụng cách này mỗi ngày.

Nghệ tươi có rất nhiều công dụng trị bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng cây thuốc nam

Không giống như thuốc tây có tác dụng tức thời, cây thuốc nam cần thời gian để phát huy tác dụng. Thế nên khi chọn điều trị bệnh trị bằng cây thuốc nam thì cần phải kiên nhẫn mới có được hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó thì việc dùng cây thuốc chữa bệnh trĩ theo Đông y chỉ hiệu quả nhất với những người mặc bệnh trĩ trong giai đoạn đầu. Nếu tình trạng quá tệ thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Cây thuốc nam trị bệnh trĩ cần có thời gian dài - Ảnh minh họa: Internet

Khi trị bệnh bằng cây thuốc nam thì nên kết hợp với một chế độ sinh hoạt khoa học để vừa chữa bệnh, vừa phòng bệnh tái phát, Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ, có chế độ vận động hợp lý và tránh cảm giác căng thẳng cũng là một trong những cách để phòng bệnh.

Ngoài ra, khi sử dụng cây thuốc trị bệnh trĩ cần nhớ một điều là những loại thảo dược thường có một lượng ít nhiều độc tính. Nếu dùng 1-2 lần đầu mà bệnh không thuyên giảm,nên dừng lại và tham khảo ý kiến y bác sĩ để biết rõ hơn về tình trạng của mình.