Phụ Nữ Sức Khỏe

8 sai lầm của bố mẹ khiến trẻ nói dối

Dưới đây là 8 sai lầm phổ biến của các bố mẹ khi dạy con vô tình khiến trẻ nói dối.

1. Phản ứng quá mức với lỗi sai

 

Bố mẹ phản ứng một cách dữ dội, khắt khe với sai lầm của con sẽ khiến con cảm thấy sợ hãi, lo âu.

Từ đó, con có thể nói dối để tránh những hậu quả tiêu cực từ hành động của mình vì sợ bố mẹ thất vọng hoặc trách phạt.

2. Đặt ra những kỳ vọng không thực tế

Các bố mẹ đôi khi đặt ra những tiêu chuẩn quá cao, kỳ vọng con phải hoàn hảo trong học tập, chơi thể thao hay ứng xử.

Trẻ có thể sẽ nói dối để đáp ứng những kỳ vọng đó, hoặc che giấu thất bại của mình vì nghĩ rằng nói thật thì sẽ bị phê bình, ghét bỏ.

3. Trách phạt sự thật thà

Khi trẻ thú nhận sai lầm và rồi bị phạt nặng nề, trẻ sẽ tự hiểu rằng thật thà dẫn tới hậu quả tiêu cực.

Do đó, để tránh bị phạt nặng, trẻ có thể chọn cách nói dối thay vì nói thật về những việc mình đã làm.

4. Quy định và hình phạt không thống nhất

Nếu quy định về những việc không được làm và hình phạt khi phá vỡ quy định đó không thống nhất với nhau, trẻ có thể bị bối rối về những gì được làm hoặc không được làm.

Do đó, trẻ sẽ nói dối để né tránh những giới hạn mơ hồ và những hình phạt không thể nào đoán trước.

5. Bố mẹ làm gương nói dối

Trẻ học hỏi cách ứng xử bằng cách quan sát bố mẹ. Nếu bố mẹ thường xuyên nói dối dù là những việc nhỏ, thì trẻ cũng sẽ có khả năng cao bắt chước hành vi này.

Trẻ sẽ coi nói dối là việc chấp nhận được và học theo bố mẹ.

6. Bố mẹ không tin tưởng

Khi bố mẹ hay nghi ngờ, không tin tưởng con cái, sẽ tạo cho trẻ cảm giác luôn bị giám sát và phán xét. 

Trẻ sẽ có khả năng nói dối để được tự do, tránh bị bố mẹ săm soi, giám sát.

7. Quá coi trọng thành công

Tập trung quá mức vào thành công và những gì đạt được, dù là trong học tập, thể thao hay các hoạt động khác, sẽ gây áp lực cho con cái là phải thành công bằng mọi giá.

Để tránh khiến bố mẹ thất vọng hoặc để đáp ứng kỳ vọng cao, trẻ có thể bắt đầu nói dối về thành tựu hay thách thức mà chúng phải đối mặt.

8. Không giao tiếp cởi mở

Nếu bố mẹ không khuyến khích một môi trường giao tiếp cởi mở và chân thật, con sẽ cảm thấy không thể chia sẻ cảm xúc hay trải nghiệm thật của mình.

Thiếu không gian an toàn và các cuộc trò chuyện cởi mở sẽ khiến trẻ chọn cách nói dối để bảo vệ bản thân hoặc để giao tiếp theo cách mà trẻ nghĩ là cha mẹ muốn nghe.

(Theo Times of India)

Theo Hoàng Nguyên/Gia đình mới

Tin liên quan

3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn

Trẻ nhỏ hiếu động và luôn thích tìm tòi, khám phá. Điều này đồng nghĩa với việc, trẻ dễ đối...

Biết con trai lấy trộm 500 nghìn, mẹ chỉ cần 1 câu nói thông minh khiến con tự lén trả...

An An nghe xong thì nhoẻn miệng cười. Từ đó, trong nhà không bao giờ có hiện tượng mất trộm...

Dấu hiệu phát hiện sớm và phòng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra (thường gặp là Coxsackie virus A6, A10,...

Độ tuổi nào phù hợp cho con dùng điện thoại?

Các bậc cha mẹ trên khắp thế giới đang tranh luận về thời điểm nên cho con sử dụng điện...

Những MC có con vừa ngoan vừa học giỏi: Ái nữ MC Quyền Linh có năng khiếu hội họa, con...

Ái nữ, quý tử của các MC như Quyền Linh, Diệp Chi, Anh Tuấn, Thành Trung đều khiến nhiều người...

Nguyên tắc dạy con của bà mẹ có con tiến sĩ 17 tuổi

Sau khi con gái nhận bằng tiến sĩ năm 17 tuổi, kinh nghiệm nuôi dạy con của bà mẹ đơn...

Những tác hại của cà phê đối với phụ nữ mà ít ai biết đến?

Phần lớn các tác hại của cà phê đối với phụ nữ chủ yếu là do sử dụng chưa đúng...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình