Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu phát hiện sớm và phòng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra (thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71), lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch.

Bệnh tay chân miệng có thể nhận biết bằng các nốt ban nổi lấm tấm trên bàn tay, chân, miệng trẻ. Ảnh: Parenting.

Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 2.799 ca bệnh tay chân miệng, tăng 27,58% so với cùng kỳ 2023 (2.194 ca), không ghi nhận ca tử vong.

Bệnh xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh nặng hơn vì các em có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn người lớn.

Điều đáng lưu ý là một trẻ có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Do đó, dù đã từng nhiễm, trẻ vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

 
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày để phòng bệnh tay chân miệng.

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:

Giai đoạn khởi phát từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt); phỏng nước ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, cùi trỏ; sốt nhẹ; ăn, bú kém.

Giai đoạn lui bệnh thường từ 3 đến 5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trên giúp gia đình phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên để kịp thời điều trị.

Gia đình cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi phát hiện trẻ có trên dấu hiệu bệnh nặng sau:

Giật mình chới với: Đây là dấu hiệu quan trọng nhận biết trẻ bị tay chân miệng chuyển nặng, dấu hiệu này báo hiệu biến chứng thần kinh ở trẻ. Trẻ thường giật mình từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.

Sốt cao liên tục không hạ: Trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 giờ và không tác dụng với thuốc hạ sốt Paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dễ dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Quấy khóc liên tục kéo dài: Trẻ quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 đến 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục.

Biện pháp phòng bệnh

Trẻ dễ bị mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, chưa rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng cho bản thân, trẻ em trong gia đình và cộng đồng, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Theo Bác sĩ Hồ Thị Hồng/Tạp chí tri thức

Tin liên quan

Độ tuổi nào phù hợp cho con dùng điện thoại?

Các bậc cha mẹ trên khắp thế giới đang tranh luận về thời điểm nên cho con sử dụng điện...

Những MC có con vừa ngoan vừa học giỏi: Ái nữ MC Quyền Linh có năng khiếu hội họa, con...

Ái nữ, quý tử của các MC như Quyền Linh, Diệp Chi, Anh Tuấn, Thành Trung đều khiến nhiều người...

Nguyên tắc dạy con của bà mẹ có con tiến sĩ 17 tuổi

Sau khi con gái nhận bằng tiến sĩ năm 17 tuổi, kinh nghiệm nuôi dạy con của bà mẹ đơn...

Những tác hại của cà phê đối với phụ nữ mà ít ai biết đến?

Phần lớn các tác hại của cà phê đối với phụ nữ chủ yếu là do sử dụng chưa đúng...

Cậu cả nhà Lâm Vỹ Dạ - Hứa Minh Đạt: Visual như "soái ca nhí", càng lớn càng đẹp "phát...

Sau hơn một thập kỷ kết hôn, cuộc sống hôn nhân của Lâm Vỹ Dạ và Hứa Minh Đạt vô...

Hiểu đúng về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khó để dỗ ngủ hoặc hay quấy khóc luôn là vấn đề gây đau đầu cho cha...

Trẻ sơ sinh bị hăm cổ: Mẹ phải xử lý như thế nào cho đúng cách?

Hăm cổ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Hãy...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình