Phụ Nữ Sức Khỏe

7 loại thực phẩm bạn nên cho trẻ ăn từ lúc tập đi để bé thông minh

Trong 3 năm đầu đời của trẻ, chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng để kích thước não bộ tăng gấp 3 lần.

Thực phẩm được ví như là "nhiên liệu" cho sự tăng trưởng và phát triển của một đứa trẻ. Trong suốt những năm tháng đầu đời, cơ thể của trẻ phát triển nhanh chóng, kích thước bộ não tăng gấp 3 lần khi bé được 3 tuổi. 

Nhà nghiên cứu Francisco J. Rosales cho rằng 3 năm đầu đời là khoảng thời gian trẻ phát triển nhanh chóng và là nền tảng của nhận thức (bao gồm khả năng ghi nhớ, sự chú ý và khả năng kiểm soát ức chế), đòi hỏi lượng dinh dưỡng cần thiết. Và những loại thực phẩm dưới đây được chứng minh là có tác dụng tích cực trong quá trình phát triển não bộ của trẻ.

1. Các loại quả mọng

Chất chống oxy hóa có hàm lượng cao trong các loại quả mọng giúp ích cho não và hệ thần kinh trung ương, bảo vệ chúng khỏi những tổn thương cơ bản. Vì thế, bạn nên bổ sung quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi trong thực đơn ăn nhẹ lành mạnh của trẻ. Hoặc đơn giản là hãy cho những loại quả này vào cháo yến mạch hay dùng chung với bánh mì thô để bổ sung chất xơ và vitamin.

2. Trứng

Trứng cung cấp Choline, Omega-3, kẽm và Lutein (một loại hợp chất carotenoid giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ, nhất là ở giai đoạn 0-3 tuổi). Loại thực phẩm này dễ chế biến, có thể rán, luộc, omelette hoặc làm bánh, trứng hấp, hay đơn giản là thêm trứng vào cháo, súp cho trẻ. Các chuyên gia khuyên bạn cho trẻ ăn mỗi ngày một quả trứng từ khi mới biết đi.

3. Bơ

Loại quả này được mệnh danh là "siêu thực phẩm" với hàm lượng Omega-3 cao và nguồn vitamin C, E, K, B6 dồi dào, cũng như cung cấp Folate, Lutein. Bộ não của chúng ta có hơn 60% chất béo, bởi vậy những dưỡng chất này cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển não bộ trẻ.

Cấu trúc dạng kem của loại trái cây này dễ dàng kết hợp với bánh mì và sandwich. Bạn có thể kết hợp quả bơ trong các món ăn mặn và ngọt cho trẻ.

4. Cá hồi

Cá là loại thực phẩm không thể thiếu trong danh sách đồ ăn tốt cho não bộ, đặc biệt cá hồi có hàm lượng Omega-3 và chất béo xây dựng não như DHA - cần thiết cho sự phát triển của não, thần kinh và mắt. Trên thực tế, DHA được coi là thức ăn của não và là thành phần cấu tạo chính của mô não. Các nghiên cứu chỉ ra rằng DHA đóng một vai trò quan trọng trong những chất dẫn truyền thần kinh của não, giúp các tế bào não giao tiếp với nhau. 

Bạn có thể cho con ăn các món chế biến từ cá hồi như cá hồi chiên, nướng hoặc súp cá hồi. Những món này giúp thực đơn của bé trở nên đa dạng và lành mạnh.

5. Rau xanh

Sắt thiết yếu cho não và hệ thần kinh trung ương vì nó là một thành phần quan trọng của các tế bào hồng cầu, có chứa hemoglobin vận chuyển oxy tới não và khắp cơ thể. Như vậy, thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới việc học tập, khả năng ghi nhớ và sự tập trung của trẻ. Đối với trẻ được nuôi sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên bổ sung chế độ ăn uống của trẻ bằng thực phẩm giàu sắt, và rau xanh cung cấp một lượng sắt, folate, vitamin cần thiết.

Súp lơ xanh, cải xoăn giàu chất sắt và có thể dễ dàng thêm vào cháo, mì, mì ống cho trẻ mới biết đi. Nước sinh tố rau chân vịt với cam cũng được khuyên dùng cho trẻ vì vitamin C giúp hấp thụ sắt. Bạn cần tránh các sản phẩm có canxi khi dùng thực phẩm bổ sung sắt vì chúng ức chế tiếp nhận sắt.

6. Đậu và các loại hạt

Sử dụng các loại hạt điều độ giúp cung cấp cho não các chất béo cần thiết. Hạt óc chó, hạnh nhân được biết đến với tác dụng hỗ trợ trí nhớ, chức năng nhận thức và sự phát triển não bộ nói chung. Bạn chỉ cần rắc bột từ các loại hạt này vào cháo yến mạch hoặc ngũ cốc ăn sáng của trẻ. Cách khác là cho trẻ ăn bơ đậu phộng cùng bánh mì. Hạt hướng dương và hạt vừng có thể thêm vào các loại bánh...

7. Ngũ cốc nguyên hạt

Chúng chứa hàm lượng vitamin dồi dào giúp tuần hoàn máu và cải thiện trí nhớ. Glucose trong ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì sự tỉnh táo mà không làm cho lượng đường tăng vọt. Bạn có thể nấu cháo cho trẻ với gạo nâu hoặc nấu mì gạo nâu... Đồ uống từ lúa mạch tự làm cũng là thức uống tuyệt vời cho những ngày thời tiết hanh khô. 

Theo Hà Nhi/Ngoisao.net

Tin liên quan

Những thứ ít ai ngờ đến cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Có những thứ rất phổ biến nhưng thực tế lại gây nguy hại cho con. Cha mẹ nên cập nhật...

Dị ứng thức ăn: Trẻ nhỏ dễ nguy

Khi tiếp xúc với món lạ, cho dù rất ngon miệng hoặc ít ai bị dị ứng, phụ huynh vẫn...

Bé gái 3 tháng tuổi tử vong khi ngủ ở tư thế quen thuộc với nhiều trẻ nhỏ

Theo lời kể của bà mẹ trẻ, chị đã đặt con gái nằm nghiêng khi ngủ nhưng lúc chị gọi...

Nguy hại khi lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ, việc phụ huynh cho con sử dụng “vô tội vạ” men tiêu hóa mà không có...

Tùy tiện sử dụng kháng sinh khiến bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ thêm nguy hiểm

Nếu các bậc cha mẹ thiếu quan tâm, không xử lý kịp thời các bệnh lý về hô hấp có...

Những lưu ý khi chăm sóc da bị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do môi...

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ và cách xử trí

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến, thường xảy ra vào buổi sáng, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

20 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình