Phụ Nữ Sức Khỏe

7 dấu hiệu mất nước thường bị bỏ qua

Ngoài khát, các dấu hiệu như hôi miệng, da khô, chuột rút cơ hay thèm đồ ngọt có thể cảnh báo cơ thể đang bị mất nước.

Mất nước là khi bạn mất nhiều chất lỏng hơn mức tiêu thụ, cơ thể không có đủ nước và các chất lỏng khác để thực hiện chức năng bình thường của nó.

Nếu bạn khát, đó là dấu hiệu rõ ràng nhất bạn đang mất nước. Nhưng các dấu hiệu mất nước không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nghiên cứu nhỏ được công bố vào tháng 9/2020 trên tạp chí The Journal of Physiology cho thấy theo thời gian, cơ thể trở nên kém hơn khi xuất hiện các dấu hiệu mất nước - chẳng hạn lượng muối trong máu cao. Nếu không có những tín hiệu này, người lớn tuổi có thể không nhận ra họ đang bị mất nước.

Tình trạng mất nước không được điều trị có thể khiến nhịp tim tăng lên, dẫn đến căng thẳng, áp lực cho tim. Dưới đây là một số dấu hiệu mất nước bất thường mà bạn không nên bỏ qua.

Hôi miệng

Theo tạp chí Health, Marshall Young, nha sĩ ở Newport Beach, California (Mỹ), cho biết tình trạng hôi miệng có thể là do gần đây bạn không uống đủ nước. “Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn quan trọng. Khi bị mất nước, lượng nước bọt trong miệng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn đến hơi thở có mùi”, nha sĩ Young chia sẻ.

Tình trạng thiếu nước bọt cũng là lý do khiến mọi người thường thức dậy với hơi thở hôi vào buổi sáng. Quá trình sản xuất nước bọt bị chậm lại trong khi ngủ dẫn đến mùi vị khó chịu trong miệng do sự phát triển của vi khuẩn qua đêm. Vì vậy, khi bạn cảm thấy miệng khô và hơi thở có mùi lạ, đó là dấu hiệu để bạn bù nước.

Hôi miệng là dấu hiệu phổ biến cảnh báo cơ thể bị thiếu nước. Ảnh: Thejamesclinic.

Da khô hoặc đỏ bừng

Theo India Times, khi làn da bị thiếu nước, nó có thể trở nên khô, bong tróc, ngứa và thậm chí trông xỉn màu. Thay đổi thời tiết, chế độ ăn uống không lành mạnh và lựa chọn lối sống như uống rượu hoặc caffein có thể làm cạn kiệt lượng nước trong da.

Anne Marie Tremaine, bác sĩ da liễu tại Skin Wellness Physicians ở Naples và Marco Island, Florida, cho biết bạn thậm chí có thể nhận thấy nhiều nếp nhăn lớn hơn hoặc dưới quầng mắt sẫm màu hơn bình thường.

Bạn có thể kiểm tra nhanh nếu cảm thấy thiếu nước: Véo má, nếu da nhăn lại dù với một lực ấn nhẹ nhàng thay vì vẫn giữ nguyên hình dạng, đó là dấu hiệu bị thiếu nước. Để có làn da mịn màng, giàu độ ẩm, ngoài bổ sung nhiều chất lỏng, tiến sĩ Tremaine cũng khuyên bạn nên tắm trong thời gian ngắn (dưới 5 phút) và chỉ sử dụng nước hơi ấm vì nước nóng có thể làm khô da nhiều hơn.

Mệt mỏi, đau đầu

Sự sụt giảm năng lượng vào giữa buổi chiều có thể liên quan nhiều đến tình trạng mất nước hơn bạn nghĩ. Tiến sĩ Luga Podesta, chuyên gia y học thể thao tại Bluetail Medical Group ở Naples, Florida, cho biết một số triệu chứng mất nước có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Các hoạt động về thể chất cũng sẽ khó khăn và mệt mỏi hơn do cơ bắp bị thiếu H2O, chất cần thiết để chúng hoạt động bình thường.

Ngoài ra, mất nước cũng có thể gây đau đầu theo một số cách khác nhau. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến mức serotonin trong cơ thể, dẫn đến đau đầu. Các mạch máu nhỏ trong não phản ứng nhanh chóng với mức độ hydrat hóa (cũng là thủ phạm gây ra những cơn đau đầu khó chịu), dẫn đến cơn đau âm ỉ và thậm chí là chứng đau nửa đầu.

Thèm đồ ngọt

Việc cơ thể thiếu nước có thể khiến các cơ quan như gan khó giải phóng glycogen - loại glucose được lưu trữ cho năng lượng. Điều này có thể kích hoạt cảm giác thèm ăn đường để cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng.

Đặc biệt, điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn đang tập thể dục. Khi bạn tập thể dục trong tình trạng mất nước, cơ thể sử dụng glycogen, hoặc carbohydrate dự trữ, với tốc độ nhanh hơn, do đó làm giảm lượng dự trữ của bạn nhanh hơn. Sau khi tập luyện xong, bạn có thể sẽ thèm ăn carbs (hay còn gọi là đường) để giúp bạn bổ sung lượng glycogen đó.

Nếu bạn nghĩ rằng mình thèm đường là do mất nước, hãy thử uống nước trước khi ăn loại đồ ngọt nào đó. Bạn có thể không đói như bạn nghĩ.

Chuột rút cơ

Cơ thể càng nóng lên do hoạt động hoặc do thời tiết, bạn càng dễ bị chuột rút do tác động của nhiệt lên cơ. Khi các cơ hoạt động nhiều hơn, chúng có thể bị nóng lên. Những thay đổi trong các chất điện giải như natri và kali cũng có thể dẫn đến chuột rút cơ.

Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước, nó sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu, điều này có thể khiến cơ bắp của bạn bị chuột rút, đau khi chạm vào.

Thiếu nước làm chậm quá trình lưu thông máu, khiến cơ bắp bị chuột rút và đau. Ảnh: Fisiobrain.

Ớn lạnh

Nghe có vẻ trái ngược nhưng thực sự tình trạng mất nước có thể khiến bạn bị ớn lạnh. Điều này xảy ra do cơ thể bạn bắt đầu hạn chế lưu lượng máu đến da. Ngoài ra, nước giữ nhiệt, vì vậy, nếu bạn bị ngậm nước, sẽ khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hơn. Điều này có thể khiến bạn bị lạnh nhanh hơn, ngay cả khi bạn không ở trong môi trường lạnh.

Huyết áp thấp

Tiến sĩ Eric Goldberg, bác sĩ nội khoa tại NYU Langone, cho biết không uống đủ nước có thể gây ra nhiều triệu chứng, đặc biệt là huyết áp thấp, rất nguy hiểm. Huyết áp thấp có thể biểu hiện theo một số cách khác nhau, bao gồm buồn nôn, chóng mặt và mờ mắt, vì vậy, điều quan trọng là phải biết những điều đó vì không phải ai cũng luôn có sẵn máy đo huyết áp tại nhà.

Huyết áp thấp có thể đặc biệt nguy hiểm, vì nó có nghĩa là máu không được đưa đúng cách đến các cơ quan quan trọng, bao gồm cả não bộ. Một số loại thuốc huyết áp hoạt động như thuốc lợi tiểu giúp cơ thể bài tiết chất lỏng ra ngoài nhanh hơn nhiều, càng khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.

Theo Phương Mai/ Zing News

Tin liên quan

2 chị em ở TPHCM nhiễm biến thể mới Omicron BA.4, test nhanh tất cả F1

Sau khi xác định 2 trường hợp nhiễm biến thể mới Omicron BA.4, ngành y tế TPHCM đã yêu cầu...

Bí thư TP.HCM: Không được để dịch chồng dịch

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, dịch sốt xuất huyết đang tăng, phát hiện thêm biến...

Bệnh tay chân miệng tăng gấp 5 lần ở Hà Nội, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu có thể...

Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ...

TP.HCM phát hiện 3 ca nhiễm biến thể mới BA.4, BA.5

Các ca nhiễm biến thể mới của TP.HCM được ghi nhận qua tầm soát ngẫu nhiên tại Bệnh viện Nhân...

Thêm một người tử vong do sốt xuất huyết: Vì sao hết sốt mới nguy hiểm?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thêm một ca sốt xuất huyết tử vong, nâng số...

7 thứ trong nhà bếp là ổ chứa vi khuẩn đang âm thầm hại cả nhà bạn

Đây đều là những vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng ít ai biết chúng chứa đầy vi khuẩn....

Bà bầu mắc sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Bác sĩ đưa ra lời khuyên trong điều trị cho phụ nữ mang thai không may bị sốt xuất huyết.

Tin mới nhất

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

1 giờ trước

Các món ăn từ bí đỏ vừa ngon lại dễ làm, ai cũng thích

1 giờ trước

Lợi ích không ngờ khi bạn uống 1 - 2 ly nước chanh mỗi ngày

7 giờ trước

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

1 ngày 2 giờ trước

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt ăn là ghiền

1 ngày 2 giờ trước

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

1 ngày 6 giờ trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

1 ngày 6 giờ trước

Làm bánh cookies dừa giòn tan thơm phức siêu dễ bằng nồi chiên không dầu

1 ngày 6 giờ trước

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình