Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh tay chân miệng tăng gấp 5 lần ở Hà Nội, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu có thể tử vong

Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang vào cao điểm mùa dịch.

Theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, lũy tích năm 2022, khu vực miền Bắc ghi nhận 4.522 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (1.379), số ca mắc tăng 228%.

Đáng chú ý, dịch tay chân miệng đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Trong tuần vừa qua, Thủ đô ghi nhận 139 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng nhẹ so với tuần trước đó (108 ca).

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 968 ca mắc tay chân miệng và chưa có trường hợp tử vong. Số lượng này tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (186 ca).

Số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh và dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới (Ảnh minh họa)

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ đến khám vì tay chân miệng cũng gia tăng. Trong tháng 4 và tháng 5, Bệnh viện ghi nhận có 776 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đến khám, tăng 759 ca so với 2 tháng trước đó. Trong số đó có 114 trẻ phải nhập viện điều trị.

Theo nhận định của ngành y tế Hà Nội, dự báo số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang vào cao điểm mùa dịch.

Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo ngành y tế Hà Nội nhận định: "Ca bệnh tay chân miệng tại Thủ đô mặc dù có tăng nhưng rải rác ở nhiều nơi, không tập trung thành ổ dịch lớn nên nguy cơ tương đối thấp".

Những dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng

TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, đặc biệt giai đoạn giao mùa là thời điểm thuận lợi nhất cho virus gây bệnh phát triển.

Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như:

- Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao)

- Tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, đa phần trẻ mắc bệnh diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí tử vong.

“Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến điều trị kịp thời, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm”, bác sĩ Hải lưu ý.

Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Hải tư vấn có 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tay chân miệng diễn biến nặng, cha mẹ phải hết sức lưu ý:

Thứ nhất, sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

Thứ hai, trẻ hay giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Thứ ba, trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

"Đã có nhiều trường hợp trẻ biến chứng nặng do gia đình không biết nên đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo 1 cách đáng tiếc. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra", bác sĩ Hải cảnh báo.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng chia sẻ thêm, hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, trẻ có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Do đó, các gia đình cần chú trọng phòng bệnh cho trẻ.

Theo Kim Ngân/Gia Đình Việt Nam

Tin liên quan

TP.HCM phát hiện 3 ca nhiễm biến thể mới BA.4, BA.5

Các ca nhiễm biến thể mới của TP.HCM được ghi nhận qua tầm soát ngẫu nhiên tại Bệnh viện Nhân...

Thêm một người tử vong do sốt xuất huyết: Vì sao hết sốt mới nguy hiểm?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thêm một ca sốt xuất huyết tử vong, nâng số...

7 thứ trong nhà bếp là ổ chứa vi khuẩn đang âm thầm hại cả nhà bạn

Đây đều là những vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng ít ai biết chúng chứa đầy vi khuẩn....

Bà bầu mắc sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Bác sĩ đưa ra lời khuyên trong điều trị cho phụ nữ mang thai không may bị sốt xuất huyết.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu máu

Thường xuyên mệt mỏi, hụt hơi, đau đầu hay nhịp tim đập nhanh là những dấu hiệu phổ biến của...

6 cách tăng level cho bài tập đi bộ

Đi bộ là một bài tập thể dục nhịp điệu với hiệu quả tiết kiệm chi phí tuyệt vời. Thậm chí...

Hành động tuyệt đối không làm khi chảy máu mũi

Khi chảy máu mũi, nguyên tắc đầu tiên là phải dùng mọi biện pháp để cầm máu, sau đó mới...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình