Phụ Nữ Sức Khỏe

7 dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp bất thường trong bụng mẹ

Không nghe được tim thai, đau lưng kéo dài, chuột rút.... cùng những dấu hiệu dưới đây sẽ cảnh báo bà bầu về tình trạng sức khỏe mẹ và bé.

Điều các mẹ bầu quan tâm hàng đầu trong thai kỳ chính là việc thai nhi phát triển có khỏe mạnh hay gặp trở ngại gì hay không. Theo MomJunction, một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bà bầu nhận biết thai nhi đang gặp bất thường.  

Những dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm trong bụng mẹ:

1. Không nghe được tim thai

Đây là dấu hiệu thực sự rõ ràng cảnh báo mẹ bầu rằng thai nhi đang gặp nguy hiểm. Thông thường, tim thai sẽ bắt đầu hoạt động từ tuần thứ 5 và bà bầu sẽ nghe thấy ở tuần thứ 10 của thai kỳ.

Bà bầu cần ngay lập tức đến bác sĩ nếu không cảm nhận được nhịp tim thai từ tuần thứ 10 trở đi - Ảnh minh họa: Internet

Thời điểm này, nếu không cảm nhận được nhịp tim thai nhi chứng tỏ bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cần lập tức đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi có dấu hiệu này. 

2. Chuột rút 

Chuột rút là một trong những triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu chuột rút liên tục xuất hiện hoặc những cơn chuột rút khiến bà bầu không thể chịu đựng được, chị em cần xem lại.

Ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, hiện tượng chuột rút có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ, thậm chí nguy cơ sảy thai đối với bà bầu. Do đó, chị em nên chú ý đến số lần xuất hiện các cơn chuột rút để kịp thời thăm khám.

3. Chảy máu thai kỳ

Hiện tượng chảy máu trong thời kỳ mang thai luôn là dấu hiệu nguy hiểm, nhiều trường hợp dẫn đến sảy thai. Chảy máu có thể do hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ, các vấn đề liên quan đến nhau thai dẫn đến nguy cơ sinh non... Chị em đừng bỏ qua dấu hiệu chảy máu trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. 

4. Đau lưng dữ dội

Đau lưng kéo dài trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Trọng tâm cơ thể ở phụ nữ mang thai sẽ thay đổi do phải "gánh" thêm phần bụng bầu ở phía trước. Do đó, đa số các bà bầu đều gặp phải chứng đau lưng trong thai kỳ. Tình trạng này nếu không kiểm soát đúng mức hoặc kéo dài có thể gây nên các vấn đề về bàng quang và thận.

5. Khí hư có màu bất thường

Khí hư thông thường ở bà bầu khỏe mạnh thường không có mùi, màu trong suốt hoặc trắng đục. Khí hư có màu bất thường kèm theo hiện tượng ra máu chứng tỏ sức khỏe thai nhi đang gặp vấn đề.

Ngoài ra, trường hợp vùng kín bà bầu có dấu hiệu đau, có thể cổ tử cung có hiện tượng mở sớm hơn bình thướng. Lúc này, cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. 

 6. Thai phát triển chậm

Hiện tượng thai phát triển chậm (IUGR) là tình trạng thai nhi không phát triển trong tử cung của mẹ ở bất kỳ giai đoạn nào. Thai nhi phát triển chậm quá mức có thể gặp các vấn đề về hô hấp, nhiệt độ cơ thể hoặc thậm chí huyết áp ngay sau khi được sinh ra.

7. Thai nhi không cử động

Từ tuần thai thứ 20, bà bầu có thể đếm được cử động thai nhi với tần suất 10 cú đá trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Nếu trẻ không cử động hoặc cử động rất ít, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. 

Có thể thấy, việc lắng nghe cơ thể mình và để ý những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ là việc làm quan trọng và cần thiết của mọi bà bầu. 

Nguồn: https://www.momjunction.com/trending/signs-that-your-unborn-baby-is-not-doing-so-well_00438329/

Tuệ Lâm (Theo MomJunction)

Tin liên quan

Lợi ích của quả vải đối với thai kỳ: Bà bầu ăn vải có nóng không?

Vải thiều được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, là trái cây theo mùa và chủ yếu...

Bà bầu bị tiêu chảy nên làm 4 việc này để nhanh phục hồi sức khỏe

Tiêu chảy khi mang thai không phải là triệu chứng hiếm gặp. Bà bầu bị tiêu chảy có thể do...

5 loại thực phẩm phụ nữ sau sinh cần kiêng nếu không muốn sức khoẻ suy giảm, sữa mẹ lâu...

Ngày nay, phụ nữ lựa chọn sinh mổ ngày càng nhiều. Việc ăn uống và chăm sóc bà đẻ mổ...

Những thực phẩm có hại cho bà bầu: Mẹ cần tránh xa

Mang thai mang lại rất nhiều thay đổi trong cơ thể và bà bầu nên cân nhắc điều chỉnh thói...

Bà bầu uống sữa đậu nành có thật sự tốt như mẹ vẫn nghĩ?

Khi mang thai, chị em thường phải xem xét kỹ chế độ ăn uống của mình để đảm bảo thai...

Đang mang thai có được châm cứu, bấm huyệt giảm đau lưng?

Tôi đang mang thai 27 tuần, tới thời điểm này đã tăng 14kg, bụng rất to, dáng vẻ nặng nề....

Tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh trước khi sinh con

Nguyễn Hồng (26 tuổi, TP Yên Bái) hỏi: "Trong gia đình chồng sắp cưới của tôi có một người thân...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

20 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình