Phụ Nữ Sức Khỏe

7 cách giúp bạn kiểm soát huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, với những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Việc quản lý và kiểm soát huyết áp góp phần rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, với những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Việc quản lý và kiểm soát huyết áp góp phần rất quan trọng trong quá trình điều trị. 7 gợi ý dưới đây đây sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát huyết áp của mình

1. Giảm cân

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, việc giảm khoảng 5 kg cân nặng có thể giúp bạn giảm chỉ số huyết áp.  Hoạt động giảm cân cần thực hiện bằng sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh và chế độ luyện tập khoa học, hợp lý. 

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Để kiểm soát bệnh huyết áp, bạn nên ăn trái cây và rau củ càng nhiều màu càng tốt. Hãy bỏ qua những thức ăn giàu chất béo bão hòa. Đồng thời, nên tránh xa đồ ăn sẵn, đồ hộp, những thực phẩm chứa nhiều carbonhydrat, đường, muối và chất béo.

Bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để giữ huyết áp ổn định - Ảnh minh họa: Internet

Việc kiểm soát lượng cồn bạn uống cũng là một trong những lưu ý với người cao huyết áp. Trong khi một lượng nhỏ giúp bạn hạ được chỉ số huyết áp thì lượng cồn ở mức cao có thể khiến huyết áp không ổn định. 

Ngoài ra, nên tránh xa đồ uống chứa caffein, sản phẩm khiến huyết áp của bạn tăng cao.

3. Chế độ ăn hạn chế muối

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tăng huyết áp nên ăn dưới 1,5g muối mỗi ngày.

Do đó, bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm của bạn để biết bạn đang nhận được bao nhiêu muối. Nếu bạn cắt giảm dần, bạn ít có khả năng nhận thấy sự khác biệt.

Khoảng 75% lượng natri ăn vào đến từ việc ăn ngoài hàng và những thực phẩm đóng gói. Vì vậy, bạn có thể thay đổi bằng cách nấu ở nhà, sử dụng nhiều gia vị khác thay vì muối.

Ăn nhiều kali (có trong các loại thực phẩm như chuối, nho khô, cá ngừ và sữa) sẽ giúp loại bỏ natri ra khỏi cơ thể bạn.

4. Luyện tập thể dục thể thao

Các nhà khoa học khuyên bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục. Những hoạt động như đi bộ, chạy bộ, nhảy, đạp xe đạp hay bơi sẽ giúp hệ tim mạch của bạn tốt lên.

Tập thể dục mỗi ngày giúp huyết áp ổn định - Ảnh minh họa: Iinternet

 5. Nghỉ ngơi

Giảm căng thẳng, stress giúp bạn có chỉ số huyết áp bình thường. Bạn nên lựa chọn tập luyện yoga hoặc thái cực quyền. Bạn cũng có thể nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc sáng tác nhạc. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích của việc nghe nhạc cũng tương tự như việc tập thể dục.

Đừng quên nhờ sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè của bạn. Hãy tâm sự, giảm stress bên những người thân thuộc.

6. Bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá để giúp trái tim bạn khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Interne

Bỏ thuốc lá có lẽ là điều tốt nhất bạn có thể làm cho trái tim của bạn. Khói thuốc không chỉ làm tổn thương cơ thể trong thời gian dài, mà còn khiến huyết áp của bạn sẽ tăng lên mỗi lần hút thuốc lá.

7. Không bỏ thuốc điều trị

Đối với một số người, thay đổi lối sống là đủ để có được và kiểm soát được huyết áp. Nhưng nhiều người cũng cần dùng thuốc.

Có rất nhiều người được chẩn đoán tăng huyết áp, nhưng lại chỉ uống thuốc khi thấy khó chịu hoặc huyết áp tăng cao. Điều này thực sự không tốt chút nào cho hệ tim mạch cũng như cơ thể bạn.

Điều quan trọng là phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý cắt giảm liều hoặc bỏ qua ngày.

Bác sĩ Mai Ánh Điệp (Theo Medscape)

Tin liên quan

Những món ăn tốt cho người bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường biểu hiện bằng chứng hoa mắt, chóng mặt, nóng trong người, khô miệng... Để chữa chứng...

Táo mèo phòng tăng huyết áp

Táo mèo mọc tự nhiên hoang hóa trên rừng cao. Tiếng địa phương của nó là “chi tô di”...

Trứng gà phòng chống tăng huyết áp?

Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp thường không dám ăn trứng nói chung và trứng gà nói riêng, thậm...

Coi thường vết thương bỏng, nhiều người bị hoại tử, thối thịt vì điều trị sai

Khi bị bỏng nhiều bệnh nhân không đến bệnh viện mà ở nhà đắp thuốc nam khiến vết bỏng trở...

7 dấu hiệu của móng tay tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn

Bạn có biết móng tay của bạn có thể tiết lộ manh mối về sức khỏe tổng thể? Hãy...

Những bệnh ung thư có 'nguồn gốc' từ thức uống nhiều người Việt nghiện

Uống rượu sẽ tăng nguy cơ dẫn đến 7 loại bệnh ung thư, cụ thể là ung thư khoang miệng,...

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh gan bạn cần quan tâm

Hôi miệng, da ngứa, thiếu tập trung, vết thâm, bầm tím, chảy máu, lòng bàn tay đỏ là dấu hiệu...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

21 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

21 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 11 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 11 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 13 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 21 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình