Phụ Nữ Sức Khỏe

6 loại thịt "đại kỵ" với tỏi: Toàn là món bổ dưỡng, thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm nhưng tiềm ẩn nguy hại khó lường

Từ lâu, tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn mà tỏi còn được dùng để làm thuốc trong một số bệnh thông thường.

Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

 Ảnh minh họa

Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tỏi sống còn giúp rút ngắn tới 70% thời gian bị cảm, người bệnh nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.

Ngoài ra, tỏi còn được đánh giá cao trong việc hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh như tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp…

Để ăn tỏi sống đúng cách, bạn cần:

Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Vì vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn.

Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.

Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.

Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.

Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

5 loại thịt được khuyến cáo không nên kết hợp cùng tỏi

 Ảnh minh họa

Cá trắm: Cá trắm là loại cá rất bổ dưỡng, thịt chắc và ngon, vị ngọt, tính bình. Tuy nhiên, khi chế biến món cá này, bạn không nên ướp cá trắm với tỏi. Vì bản chất tỏi nóng, khi ăn cùng cá trắm sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, có thể sinh ra sán.

Thịt gà: Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra, việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lỵ.

Thịt cừu: Tỏi và thịt cừu đều có tính ấm, nếu ăn chung dễ khiến cơ thể cảm thấy khô nóng, bức bối, đặc biệt là vào mùa hè trong thời tiết nóng nực, khó chịu.

Cá diếc: Không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.

Thịt chó: Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.

Thuỵ Anh (TH)

Tin liên quan

Điểm mặt 'kẻ giết người thầm lặng' trong căn bếp có thể đang ngấm ngầm hủy hoại sức khỏe

Có một số 'thủ phạm' từ nhà bếp sẽ làm gia tăng các căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe,...

Những 'siêu thực phẩm' được mệnh danh là 'đại bổ' nhưng ăn quá nhiều 'lợi bất cập hại', cơ thể...

Một chế độ ăn uống lành mạnh đòi hỏi sự cân bằng và chắc chắn bạn hiểu rằng mình thực...

Lỡ nấu chưa chín kỹ loại thực phẩm này chẳng khác nào 'rước' mầm mống ung thư vào người, không...

Theo các chuyên gia, nếu không nấu chín kỹ những thực phẩm này rất dễ khiến cơ thể gặp nguy.

Chế độ ăn kiêng này được cả thế giới vinh danh tốt nhất năm 2023 vừa giảm cân nhanh vừa...

Chế độ ăn kiêng phù hợp sẽ giúp bạn nhanh đạt được vóc dáng lý tưởng nhất mà không tổn...

Thiếu vitamin B12, 'thảm họa' gây suy cơ, thiếu máu: Bổ sung ngay những nguồn giàu dưỡng chất này

B-12 đóng một vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, sự hình thành các phân tử DNA và...

Thiếu vitamin D: Chuyên gia dinh dưỡng liệt kê 5 yếu tố có thể khiến cơ thể suy kiệt nhanh...

Vitamin D không chỉ duy trì sưc khỏe mà còn là nhân tố tiên quyết cho việc cơ thể có...

Loại thảo dược này là chất kích hoạt giảm cân, lọc máu và tăng cường miễn dịch đỉnh cao, giá...

Củ nghệ vừa giúp làm đẹp da, trị sẹo mụn lại là yếu tố để giảm cân an toàn nếu...

Tin mới nhất

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?

1 giờ trước

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

22 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

22 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

22 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

23 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

23 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

2 ngày 2 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

2 ngày 2 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình