Phụ Nữ Sức Khỏe

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Chuyên gia nhấn mạnh thời điểm vàng để cấp cứu người say nắng, say nóng là trong vòng một giờ sau khi xuất hiện mức độ nặng.

Nếu không được nhanh chóng cấp cứu, bệnh nhân say nắng, say nóng có thể bị đột quỵ. Ảnh: Health.umms.

Thời tiết miền Bắc trong giai đoạn hiện nay với nhiệt độ tăng cao đột ngột kéo dài rất dễ gây ra các hiện tượng say nắng, say nóng.

Không chỉ khiến nhiều người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu..., say nắng, say nóng có khả năng dẫn đến đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.

Các biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp, khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), khuyến cáo mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng.

Mọi người nên uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, thường xuyên bổ sung nước dù chưa cảm thấy khát.

Bác sĩ Điệp gợi ý có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol để tăng điện giải, nước trái cây; tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

Bên cạnh đó, mọi người cũng nên ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.

Những người phải làm việc dưới trời nắng hoặc môi trường làm việc quá sức phải luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm...

Nhóm người này nên nghỉ ngơi định kỳ ở nơi thoáng mát 10-15 phút sau khoảng 45 phút hay một giờ làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi.

Ngoài ra, môi trường làm việc, đặc biệt các công xưởng, hầm, lò... cần thoáng gió để phòng chống bị say nắng, say nóng.

Những người lao động trong mùa nắng nóng cần chú ý thời gian làm việc - nghỉ ngơi để tránh gặp hiện tượng say nắng, say nóng. Ảnh: An Huy.

Khi vừa đi nắng về, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, mọi người nên nghỉ ngơi, không nên tắm ngay. Việc này sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, có thể dẫn đến đột quỵ.

Trong thời tiết nắng nóng gay gắt, bác sĩ Điệp khuyến cáo tuyệt đối không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy dù chỉ trong thời gian ngắn. Ở thời điểm hiện tại, nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.

Xử trí say nắng, say nóng

Bác sĩ Điệp nhấn mạnh “thời điểm vàng” để cấp cứu một người bị say nắng, say nóng mức độ nặng là khoảng thời gian một giờ sau đó. Khi gặp người bị say nắng, say nóng, mọi người phải thực hiện ngay các bước sau:

- Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát, …) đồng thời gọi hỗ trợ, đặc biệt gọi cấp cứu hỗ trợ.

- Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch.

- Áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể gồm đo nhiệt độ cơ thể; cởi bỏ quần áo rồi áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi. Lúc này, bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da có thể hứng được nhiều gió càng tốt.

- Đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ.

- Cho uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được.

- Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân.

Theo Linh Thùy/Zingnews

Tin liên quan

Qua đời oan uổng khi nhổ cùng lúc 12 cái răng nhưng không được bác sĩ cầm máu

Sau khi nhổ liên tục 12 chiếc răng sâu cho bệnh nhân, bác sĩ và y tá bỏ mặc bệnh...

5 loại thực phẩm cần tránh để giữ làn da sạch mụn trong mùa nóng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và làn da. Để có làn da...

Sự thật về 'lời đồn' ăn đường gây ung thư

Đường có gây ung thư không? Đường có nuôi tế bào ung thư khiến chúng phát triển mạnh hơn? Nhiều...

Nguyên nhân khiến nữ sinh giảm còn 25kg và tử vong

Thiếu nữ 15 tuổi quyết ăn kiêng do người cô thích có tình cảm với một người con gái khác...

Vi khuẩn botulinum tồn tại như thế nào trong môi trường?

Để tồn tại, vi khuẩn botulinum đã tạo ra lớp vỏ bọc rất kín bao bọc cơ thể vi khuẩn,...

Ngoài chả lụa, 3 cháu bé ở TPHCM đã ăn gì trước khi ngộ độc botulinum?

Gia đình 3 cháu bé đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cung cấp cho phóng viên...

Thói quen bảo quản thịt, cá tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc botulinum rất lớn

Nhiều gia đình tin rằng thực phẩm được bảo quản bằng cách hút chân không sẽ có thời hạn sử...

Tin mới nhất

Nhà trai kì kèo sính lễ, bố em rung đùi nói 7 từ khiến họ vung tiền tỷ tặng con...

51 phút trước

Bố chồng lên thăm con dâu đẻ lúc về để lại 1 phong bì, mở ra tôi rơm rớm nước...

53 phút trước

Cuối đời, tôi di chúc căn nhà 6 tỷ cho cô bán rau củ hiếm muộn dù người thân bất...

55 phút trước

Nhìn chồng ngoại tình 3 năm nay tôi chẳng dám ly hôn vì 70 triệu anh đưa mỗi tháng

56 phút trước

Về quê giỗ bố, nửa đêm nghe lời chị chồng nói mà tôi ứa nước mắt

58 phút trước

Chồng đi vắng, tôi trượt chân ngã phải đi khám thai một mình thì sững người thấy anh bế đứa...

2 giờ trước

Em trai cưới mà mẹ chồng bắt chúng tôi góp tiền, nhận được tin nhắn tôi lập tức đưa 50...

2 giờ trước

Con ngang bướng, tôi than thở với mẹ chồng, bà kể quá khứ của chồng khiến tôi sợ tái mặt

2 giờ trước

Dốc hết gia tài cho con trai cưới vợ, sau cưới nghe con dâu nói một câu tôi tức tím...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình