Phụ Nữ Sức Khỏe

5 việc nhỏ trong bữa cơm giúp lượng đường trong máu giảm đáng kể

Người bệnh tiểu đường cần phải rất chú ý tới chế độ ăn uống. Đặc biệt nên thực hiện một số việc sau đây trong khẩu phần ăn của mình.

Nhiều người không bao giờ quan tâm đến chỉ số đường huyết của bản thân mà không biết rằng nếu như lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là người sau 40 tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc phòng bệnh vì lúc này sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa (như tiểu đường). Mắc tiểu đường là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, tổn thương mắt, hại tim mạch...

Người bệnh tiểu đường cần phải rất chú ý tới chế độ ăn uống. Đặc biệt nên thực hiện một số việc sau đây trong khẩu phần ăn của mình.

5 việc nhỏ nhặt trong bữa cơm sẽ giúp lượng đường trong máu giảm bớt đáng kể

1. Dùng dầu hạt cải để nấu ăn

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ David Jenkins từ Đại học Toronto (Canada) cho thấy việc dùng dầu hạt cải để nấu ăn giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol xấu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Dầu hạt cải là loại dầu ăn được chiết xuất từ hạt cải, cũng là dầu thực vật được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Dầu có màu vàng nhạt trong, mùi hương thanh, chứa nhiều dưỡng chất có lợi tương tự như dầu đậu nành, tốt cho sức khỏe, nhất là với hệ tim mạch.

Trong thành phần dầu hạt cải chứa nhiều axit béo không bão hòa, lecithin nên giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi của mạch máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong máu, ngăn ngừa và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

2. Tránh thực phẩm đóng gói

Cho dù bạn có mua loại thực phẩm đóng gói được quảng cáo rằng tốt cho sức khỏe hay giàu protein hay không, tất cả chúng đều có thể chứa một số dạng đường hóa học. Thay vì đường trắng bình thường, chúng thường chứa một số dạng đường như là sucralose, fructose hoặc glucose. Phần lớn các thực phẩm đóng gói đều có chất bảo quản, có hại cho đường huyết hơn cả đường thông thường. 

3. Sử dụng ứng dụng đếm calo

Giáo sư Weng Jianping, Phó trưởng khoa thuộc Bệnh viện trực thuộc thứ ba của Đại học Sun Yat-sen (Trung Quốc) khẳng định, hiểu được cách tính tổng calo hấp thụ là một bước quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bạn cần hỏi bác sĩ về số lượng kcal tiêu chuẩn hàng ngày mình có thể hấp thụ (phù hợp theo cân nặng và lượng đường trong máu của từng bệnh nhân). Sau đó có thể sử dụng các ứng dụng đếm calo để kiểm soát lượng calo mà mình tiêu thụ mỗi bữa ăn.

4. Ăn nhiều rau trong bữa ăn

Người Nhật có một bí quyết ăn uống rất tốt để phòng tránh tiểu đường, đó là: Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn.

Họ sáng tạo ra rất nhiều món ăn cuộn với cơm, đặc biệt các món hải sản cuộn cơm, rau củ cuộn cơm rất phổ biến. Cách ăn này khiến người dân xứ sở hoa anh đào hấp thụ được cùng lúc rất nhiều dinh dưỡng, bên cạnh đó nó còn giúp người ăn cảm thấy nhanh no hơn, giảm tổng lượng tiêu thụ gạo xuống. Đó là lý do vì sao họ vẫn ăn cơm nhưng tỷ lệ béo phì, tiểu đường rất thấp.

5. Ăn súp trước, ăn cơm sau

Theo Zhao Weifeng, Phó trưởng khoa Châm cứu và phục hồi chức năng của Bệnh viện Y học cổ truyền Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc): Thứ tự ăn uống đúng của người tiểu đường đó là ăn súp đầu tiên để bôi trơn dạ dày, sau đó ăn rau trước, tiếp đó là ăn cơm và cuối cùng mới là ăn thịt. Cách ăn này có thể giúp cho lượng đường trong máu không bị tăng cao quá nhanh, dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn.

Theo Bảo Nam/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Không cho tim mạch tổn thương bằng những biện pháp giảm nhanh cholesterol rất đơn giản này

Loại bỏ cholesterol xấu tăng cao là cách an toàn bảo vệ tim mạch, giúp bạn có sức khỏe bền...

Đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu này kẻo ung thư miệng phát triển khó kiểm soát

Bệnh về răng miệng là một trong những vấn đề nhức nhối của giới y khoa, một số triệu chứng...

Ghi nhận 2 ổ dịch thủy đậu ở Đắk Lắk

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn vừa ghi nhận 2...

Sáng 17/2: Cập nhật mới nhất về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới

Đến nay đã 47 ngày Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Hiện còn 5 bệnh nhân...

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể mắc ung thư, cha mẹ đưa con đi khám ngay kẻo muộn

Ung thư trẻ em được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên. Số...

7 lời khuyên trong thời tiết nồm ẩm giúp phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu dễ xảy ra khi nhiễm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn E Coli. Thời tiết nồm...

Bỏ ngay 4 món này ra khỏi tủ lạnh nếu không muốn K tuyến giáp tấn công

Để duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, bác sĩ khuyên nên hạn chế tiêu thụ những món...

Tin mới nhất

Càng dùng 5 loại thực phẩm này càng mệt mỏi, bác sĩ nhắc nhở hãy cố gắng ăn ít nhất...

4 giờ trước

Cách làm pate gan gà và thịt heo không bị tanh, thơm ngon, béo ngậy

14 giờ trước

Nước ép cà rốt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

14 giờ trước

Tác dụng của hoa chuối, những món ngon từ hoa chuối ít người biết

14 giờ trước

Quả này giàu vitamin C gấp 7 lần lê, là "báu vật" cho cơ thể, giúp dưỡng ẩm phổi và...

1 ngày trước

Thực phẩm chế biến sẵn có hại cho sức khỏe không? Có nên kiêng hoàn toàn? Chuyên gia dinh dưỡng...

1 ngày 9 giờ trước

Loại lá xưa cho cá ăn, nay thành món đặc sản mùa hè 50.000 đồng/kg dân thành phố ưa chuộng,...

1 ngày 9 giờ trước

Nấu rau ăn mà quên làm 1 việc, người đàn ông phải chạy thận suốt đời

1 ngày 14 giờ trước

Kỳ kinh nguyệt là thời điểm vàng để "giải độc" tử cung: Phụ nữ chăm chỉ ăn mướp đắng, 4...

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình