Phụ Nữ Sức Khỏe

5 thói quen nguy hiểm khi rửa bát có thể khiến chất gây ung thư xâm nhập cơ thể, vi khuẩn tăng lên hàng triệu

Rửa bát chỉ là một công việc nhỏ hàng ngày nhưng làm không đúng cách cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, khiến cơ thể bị nhiễm hóa chất hoặc vi khuẩn.

Rửa bát có thể là công việc hàng ngày của mọi gia đình, nhưng hóa ra một số thói quen rửa bát thông thường không chỉ sinh ra nhiều vi khuẩn mà thậm chí còn có thể đưa chất gây ung thư vào miệng. Sau đây là danh sách 5 điều cấm kỵ khi rửa bát mọi người nên tránh, nếu không sớm muộn cũng phải nhận hậu quả.

1. Giẻ rửa bát nửa năm không thay bẩn hơn cả bồn cầu

 

 

Miếng bọt biển rửa bát, giẻ rửa bát,… thường được dùng để rửa bát. Tuy nhiên đây cũng là nơi sản sinh vi khuẩn lớn nhất trong nhà. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy có khoảng 362 loài vi khuẩn trong giẻ rửa bát, miếng bọt biển,... và chỉ 1cm3 của miếng giẻ đã chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, gấp 200.000 lần so với trong bồn cầu.

Để tránh bát đĩa bị bẩn khi rửa, Viện Vi sinh ứng dụng của Đại học Giessen ở Đức khuyến cáo rằng nên thay miếng bọt biển hoặc giẻ rửa bát ở nhà mỗi tuần một lần, có thể sử dụng loại không thoáng khí, không thấm nước nhưng nếu bị mòn thì vẫn cần thay thường xuyên để tránh bám bụi bẩn, gây hại cho sức khỏe của cả gia đình.

2. Dùng miếng xốp bọt biển công nghệ cao tiềm ẩn chất gây ung thư

Miếng xốp bọt biển công nghệ cao đã xuất hiện trên thị trường với những cái tên gọi rất kêu như "miếng rửa bát thần kỳ" có thể dễ dàng lau sạch bụi bẩn mà không cần chất tẩy rửa. So với các loại sợi có nguồn gốc thực vật như xơ mướp, bọt biển công nghệ có sợi mịn hơn và loại bỏ bụi bẩn tốt hơn.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, bạn có thể sử dụng nó để cọ rửa thiết bị phòng tắm, nhưng đừng dùng nó trong bếp hay thậm chí dùng để rửa bát. Bởi vì thành phần chính của bọt biển công nghệ có chứa melamine. Theo Trung tâm Chất độc Môi trường Quốc gia của Trung Quốc, melamine sẽ hòa tan khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc chứa thực phẩm có tính axit, hòa tan ở nhiệt độ khoảng 70°C. Melamine chất lượng thấp hơn có thể hòa tan melamine và formaldehyde ở nhiệt độ khoảng 40°C. Formaldehyde có thể gây ung thư vòm họng và ung thư máu; melamine cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

3. Ngâm bát trong bồn đến hôm sau mới rửa, vi khuẩn tăng lên 480.000 lần

Nhiều người thích nghỉ ngơi sau bữa ăn và ngâm bát đĩa bẩn vào nước trước, hoặc ngâm nồi chảo dính cặn thức ăn vào bồn rửa để có thể dễ dàng cọ sạch sẽ vào hôm sau. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan đã đưa ra lời nhắc nhở rằng việc ngâm bát đĩa trong nước trước thực sự có ích cho việc làm sạch, nhưng nó cũng có thể dễ dàng biến bát đĩa thành ổ chứa vi khuẩn. 

Tsutomu Sekizaki, chuyên gia nghiên cứu an toàn thực phẩm tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho biết có khoảng 60 đến 80 vi khuẩn trong bát đĩa sau bữa ăn. Nếu không rửa ngay và ngâm trong nước quá 10 tiếng, lượng vi khuẩn trong nước sẽ tăng lên 36 triệu, tức là hơn 480.000 lần. Do đó, sau bữa ăn nên rửa bát càng sớm càng tốt, không nên để quá 1 giờ nếu khôn vi khuẩn sẽ chờ cơ hội xâm nhập vào cơ thể trong bữa ăn tiếp theo.

4. Dùng nhiều nước rửa bát

Để đạt được hiệu quả làm sạch và chi phí thấp, hầu hết các loại nước rửa chén bán trên thị trường đều sử dụng chất hoạt động bề mặt tổng hợp, mặc dù có độ hòa tan tốt và khả năng làm sạch mạnh nhưng chúng không thể bị phân hủy hoàn toàn một cách tự nhiên.

Do đó, nếu bát đĩa không được rửa sạch hoàn toàn, các thành phần hóa học còn sót lại có thể gây hại cho cơ thể con người. Khuyến cáo khi sử dụng nước rửa chén bạn nên sử dụng một lượng vừa đủ là có thể làm sạch hiệu quả.

5. Dùng nước rửa bát để rửa tay

Để loại bỏ các vết bẩn, vết dầu cứng đầu trên bát đĩa, các chất hoạt động bề mặt trong nước rửa chén thường có khả năng tẩy rửa mạnh và là hóa chất gây kích ứng da. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan nhắc nhở nếu mọi người quen với việc lấy một ít nước rửa chén để rửa tay, lâu dần sẽ dễ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, đặc biệt nếu da có tổn thương hoặc tương đối khô, có thể gây viêm da tiếp xúc.

Do đó, khi rửa tay tốt nhất nên chọn những sản phẩm làm sạch có thành phần dưỡng ẩm, ít chất hoạt động bề mặt hoặc không có thành phần gốc xà phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay để tránh tình trạng kích ứng quá mức hoặc tay bị khô và ngứa.

Theo Minh Minh/phunuphapluat.nguoiduatin.vn

Tin liên quan

2 cách gọt và cắt dứa đơn giản mà đẹp mắt, ai nhìn cũng mê

Dứa (hay còn gọi là khóm) là loại hoa quả đặc trung cho mùa hè. Với bản chất dễ ăn,...

'3 thứ nên, 3 thứ không' mua sớm trước Tết, để gần cuối năm sắm sửa giúp bạn tiết kiệm...

Trên thực tế, bạn không cần mua sớm để dành, những món này càng về sau càng giúp bạn tiết...

Mách chị em cách phân biệt thịt bò và thịt trâu đơn giản, an toàn cho ngày Tết

Tết đến Xuân về, để tránh mắc phải những chiêu lừa thịt trâu giả bò thì áp dụng những cách...

Phân biệt mực Việt và mực nhập khẩu không khó như bạn nghĩ, học ngay để đón Tết an toàn...

Để chọn được mực chuẩn Việt, chị em đi chợ nhớ áp dụng những mẹo dưới đây.

Phân biệt cực nhanh mực Việt và mực nhập khẩu để mua ăn Tết cho chuẩn

Học hỏi kinh nghiệm để nhận biết mực tươi ngon từ chính chủ shop bán đồ hải sản.

2 tuần nữa là Tết, giúp chị em phân biệt để mua chuẩn: Lõi bò ngon rẻ hay là thịt...

Những tưởng mua được thịt bò ngon giá hời nhưng lại giật mình khi biết thực chất là thịt trâu...

Keo 502 dính vào tay không thể tách ra, chuyên gia chỉ ra 5 mẹo vặt để giải quyết vừa...

Keo 502 nổi tiếng với độ bám dính rất cao và nếu gặp phải trường hợp như vậy thì bạn...

Tin mới nhất

Soya Canxi - Giải pháp dinh dưỡng trong xu thế tiêu dùng xanh

10 giờ trước

Sáng có vội mấy cũng phải “cạch mặt” 3 món ăn sáng gây ung thư bậc nhất, tiếc là những...

13 giờ trước

Làm trà tắc siêu ngon siêu dễ

14 giờ trước

Bật mí lợi ích đặc biệt khi uống nước dừa vào buổi sáng

14 giờ trước

Xoài sống và xoài chín: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

18 giờ trước

Mận chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm cân nhưng sao ăn nhiều lại mọc mụn? Bí quyết ăn mận...

18 giờ trước

Cách phát hiện đậu phụ chứa thạch cao

20 giờ trước

Ý nghĩa việc thêm quả quất vào nước mía, thật sự uống nhiều không gây nóng?

1 ngày 7 giờ trước

Cẩn thận khéo mua xoài ngậm hóa chất gây hại hô hấp: Dưới đây là 5 cách phân biệt bạn...

1 ngày 7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình