Thịt lợn là loại thực phẩm quen thuộc và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu bị một trong những bệnh dưới đây, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn thịt lợn.
Người béo phì
Thịt lợn được chia thành 2 loại là thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chứa nhiều chất béo nhưng ít protein. Nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Người bị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống.
Người bị tiêu chảy không nên ăn thịt mỡ vì nó chứa nhiều chất béo, làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, khó phục hồi hơn.
Người mắc bệnh gout
Thịt lợn có hàm lượng đạm cao. Do đó, người bệnh gout không nên ăn. Bởi gout là cặn bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ làm giảm tổng hợp axit uric, tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, duy trì trạng thái ổn định ở người bị bệnh gout.
Người mắc bệnh này vẫn cần ăn đạm động vật nhưng không nên quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên dùng không quá 1 lạng thịt lợn.
Ăn nhiều chất đạm sẽ làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn tới lắng động tinh thể axit uric hoặc tinh thể urat làm các khớp bị viêm gây đau, về lâu dài sẽ dẫn tới biến dạng cứng khớp.
Người bị cao huyết áp, tim mạch
Thịt lợn có thành phần đạm cao, không hợp với người cao huyết áp, tim mạch. Việc hấp thụ quá nhiều chất sẽ làm tăng cholesterol trong máu, gây nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Người cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim mạch không nên ăn quá 50-70g thịt lợn/bữa.
Người bị sỏi thận
Thịt lợn giàu protein khiến oxalate trong nước tiểu tăng dẫn tới việc hình thành các loại sỏi. Do đó, người bị sỏi thận nên hạn chế ăn thịt lợn.