Sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ, cơ thể người mẹ rất yếu, cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt và chế độ dinh dưỡng khoa học để nhanh hồi phục. Vì vậy, mẹ càng phải bổ sung thật nhiều các vitamin và khoáng chất thông qua thực phẩm hàng ngày. Thịt gà chính là một trong những nguồn thực phẩm mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng có thể cung cấp cho mẹ.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ dân gian, ăn thịt gà có thể gây ngứa vết thương, dẫn đến lâu lên da non và lâu lành. Chính vì điều này, rất nhiều chị em thắc mắc về vấn đề sinh mổ ăn thịt gà được không?
Sau sinh mổ ăn thịt gà được không?
Trên thực tế, sinh mổ, mẹ vẫn có thể ăn thịt gà bình thường. Bởi thực phẩm này chứa năng lượng cao, bổ sung nhiều vitamin và các dưỡng chất có lợi như A, B1, B2, C, E, Canxi, phốt pho, sắt… Đồng thời những dưỡng chất này rất dễ hấp thu có lợi cho cả mẹ và con.
Hơn nữa, trong Đông Y, thịt gà được gọi là kê nhục, có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng nuôi dưỡng bảo quản, vệ khí bên ngoài, bổ trung an thai, liền xương, trị bệnh ứ nước trong người, tê dại. Vì vậy, từ xa xưa, Tuệ Tĩnh đã có nhiều bài viết nói về công dụng của thịt gà. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa…
Vì vậy sau sinh mẹ không cần kiêng quá kỹ, hãy ăn uống thỏa thích, ăn thịt gà để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất cho cơ thể. Nhưng mẹ cần lưu ý, khi sinh mổ thì nên hạn chế ăn các loại hải sản như ốc, ngao, sò... Bởi đây là nhóm thức ăn có tính hàn cao, dễ dây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu... ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cũng như quá trình làm lành vết thương. Đồng thời, không nên ăn gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng... bởi chúng sẽ làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm cho vết mổ.
Thay vào đó, hãy bổ sung tôm giàu canxi và protein tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, đây cũng là thực phẩm quen thuộc, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, làm phong phú thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, mẹ đừng quên bổ sung thịt gà để cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể sau sinh.
Sau sinh mổ mẹ nên ăn gì?
Sau phẫu thuật sinh mổ, vết thương của mẹ ít nhất phải mất 1 tuần để khô miệng. Sau đó cần khoảng thời gian là 3 tháng để vết mổ lành hẳn. Lúc này, mẹ sẽ thấy hết đau và hết ngứa xung quanh vết mổ.
Tuy nhiên, quá trình lành vết thương lâu hay nhanh sẽ phụ thuộc vào cơ địa, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh vết mổ thường xuyên, tránh mang vác vật năng, đi lại nhiều thì mẹ cần chú ý hơn đến thực đơn ăn uống hàng ngày.
Đầu tiên, mẹ cần được bổ sung các thực phẩm giàu protein, vì đây là thành phần chính để tạo ra các tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm lành vết mổ. Do đó, mà các bác sĩ khuyên, mỗi ngày bạn nên bổ sung 200 g thực phẩm giàu protein cho cơ thể từ các loại thực phẩm lành mạnh như sữa, đậu, thịt…
Bên cạnh đó, cơ thể cũng cần được cung cấp thêm các thực phẩm giàu sắt, axit folic… Đây là những nhóm thực phẩm tốt cho quá trình tạo máu. Chính máu sẽ là nguồn dẫn để mang những nguyên liệu cần thiết như protein, khoáng chất và oxy đến cho các mô bị tổn thương. Đồng thời nó cũng mang theo các tế bào bạch cầu cùng đại thực bào đến tiêu diệt vi khuẩn, xâm nhập vào vết thương.
Từ đây dọn dẹp sạch sẽ các chất thải như xác vi trùng chết, các tế bào đã chết… để quá trình làm lành vết thương diễn ra thuận lợi. Do đó, trong thực đơn hàng ngày mẹ hãy bổ sung nhiều các thực phẩm như thịt bò, huyết, gan, trứng, sữa… để cung cấp những chất này cho cơ thể.
Sau sinh mổ, mẹ cũng cần tiêu thụ nhiều hơn những thực phẩm chứa vitamin B, A, E. Các loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành.
Cụ thể là, vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này thông qua các thực phẩm như cà chua, ớt chuông, khoai tây, rau bina, trái cây họ cam quýt, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, ổi, các loại rau có lá màu xanh sẫm…
Còn vitamin A, giúp chữa lành vết thương nhờ thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi. Đồng thời, nhanh chóng đẩy lùi vi khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Hàng ngày, mẹ có thể bổ sung loại vitamin này thông qua các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua…
Đặc biệt, sau sinh mổ mẹ nên nhiều hoa quả, nhất là những bà mẹ bị táo bón. Việc ăn nhiều hoa quả tươi như chuối, bơ… sẽ rất tốt cho đường tiêu hóa, phần nào đó còn giúp làm giảm căng thẳng thần kinh và tránh trầm cảm sau sinh. Với những mẹ chán ăn thì hãy thử ngay quả Sơn Tra, vừa chua chua ngọt ngọt, sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, có lợi cho tiêu hóa, thúc đẩy tử cung co bóp tống máu đẻ ra ngoài.
Hơn nữa, hoa quả cũng là nguồn cung cấp cho các mẹ lượng dinh dưỡng lớn để bổ sung sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ không ăn nên quá nhiều các loại quả chua, lạnh… vì có thể làm hại răng, dạ dày bị kích thích.
Ngoài ra, nước rất cần thiết cho quá trình làm lành vết thương sau mổ. Nên các mẹ cũng cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Nếu không có chỉ định đặc biệt gì khác từ bác sỹ thì mỗi ngày cần uống 6-8 cốc nước. Lượng nước được cung cấp sẽ bù lượng dịch tiết qua vết thương.
Với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì cần lưu ý hơn đế chế ăn uống và sử dụng thuốc. Khi không có cảm giác muốn ăn hoặc sụt cân, vết thương không lành và có nguy cơ viêm nhiễm thì mẹ cần trao đổi ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng, vì vậy mẹ phải đặc biệt lưu ý. Để đảm bảo chất và lượng về sữa cho con cũng như tốt cho quá trình hồi phục vết mổ, các mẹ nên tìm hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến ăn uống như sinh mổ có được ăn thịt gà không hay sinh mổ nên kiêng gì… để chủ động xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung đa dạng dinh dưỡng cho cơ thể.
Lúc nào mẹ cũng nên ăn uống điều độ, tăng cường bổ sung dinh dưỡng và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau sinh. Ngoài ra mẹ nên kết hợp với hoạt động nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu giúp vết mổ nhanh liền và chống dính ruột.
Khi được xuất viện về nhà, các mẹ có thể tắm bình thường bằng xà phòng tắm, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vùng vết mổ. Nhưng tránh sờ tay nhiều lần vào vết mổ, không gãi nếu da vết mổ có phản ứng ngứa.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được sinh mổ ăn thịt gà được không cũng như cách chăm sóc và xây dựng thực đơn khoa học. Như vậy, cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, vết thương nhanh lành và không để lại sẹo xấu.