Phụ Nữ Sức Khỏe

5 điều cần biết khi ăn tỏi để tránh rước họa vào thân

Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc quý, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ khiến cơ thể gặp họa.

Tỏi từ lâu trở thành gia vị không thể thiếu trong góc bếp gia đình. Không chỉ thơm ngon, tỏi còn được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi các phành phần trong tỏi có tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…

Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng và phòng chống nhiều loại ung thư như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Ảnh minh họa

Để phát huy công dụng, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần ăn tỏi đúng cách. Bởi khi tỏi được nấu chín sẽ đã phá hủy thành phần hoạt chất - allicin. Đây là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Lưu ý, khi ăn tỏi cần tránh 5 điều sau đây:

Không ăn tỏi để lâu

Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Do vậy, hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu.

Không ăn thường xuyên, liên tục

Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Chúng ta chỉ nên ăn dưới 15g/ngày.

Không ăn tỏi lúc đói

Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu bạn ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng.

Không ăn tỏi khi đang uống thuốc

Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Người bệnh gan, thận hạn chế ăn tỏi

Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay… không thích hợp với người mắc bệnh gan, thận hoặc đang mắc các bệnh nặng phải dùng thuốc. Với những người này nếu ăn nhiều đồ cay nóng như tỏi có thể làm cho bệnh cũ tái phát, làm mất hiệu quả của thuốc, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Tỏi nên ăn bao nhiêu là đủ?

Tỏi nên được băm nhuyễn trong 10 - 15 mới nên sử dụng. Ảnh minh họa

Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g. Khi sử dụng tỏi quá nhiều sẽ làm môi trường dạ dày mất cân bằng, gây hại cho dạ dày.

Lưu ý, tỏi phải được băm nhuyễn, để nghỉ trong 10 - 15 mới sử dụng. Vì trong tỏi tươi nguyên tép, chỉ tồn tại dưới dạng tiền chất tiền chất của nó là Alliin, chỉ khi băm, đập dập hoặc xay nhuyễn tỏi thì tiền chất Alliin mới hoạt hóa thành Allicin. Nếu dùng tỏi nguyên tép, không cắt hoặc băm nhuyễn để nấu thì chỉ có khả năng khử mùi của món ăn, hầu như không có tác dụng gì khác.

Khi sử dụng tỏi ngâm giấm, giấm chua có tác dụng khử bớt mùi vị cay nồng có trong tỏi nhưng không hề làm giảm hoặc mất các chất dinh dưỡng trong tỏi, mà có thể bổ sung mùi vị vào các món ăn, tăng cảm giác ngon miệng.

Dùng tỏi ngâm giấm không để lại tình trạng hôi miệng sau khi ăn, hiệu quả phòng và trị bệnh của tỏi ngâm giấm được coi là tốt hơn so với tỏi sống. Bởi các thành phần dược lý của tỏi được kích thích khi ở trong môi trường axit, giúp cơ thể hấp thụ tỏi nhanh hơn.

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Ướp bò với loại NƯỚC này, đảm bảo thịt mềm tan, thơm ngon, không lo bị dai cứng

Công thức ướp thịt bò dưới đây bạn có thể dễ dàng có một món thịt bò xào thơm ngon,...

Loại quả "bình dân" được dùng làm thuốc từ 6.000 năm trước

Trong chế độ ăn uống hàng ngày của người Việt, quả sung ít được nhắc đến. Tuy nhiên, là một...

Thức uống từ loại hoa đang vào mùa giúp giảm lượng đường trong máu, thanh nhiệt

Hoa sen có chứa nhiều hợp chất có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, chống oxy hoá, chống...

Loại rau mọc dại khắp cánh đồng, được dùng làm bánh, làm thuốc dưỡng phổi, hạ huyết áp

Lá rau khúc thường được dùng để làm bánh khúc. Đây là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi...

4 biến tấu nấu chôm chôm thành món ăn nên thử vào mùa hè

Ngoài ăn quả, chôm chôm còn được đầu bếp chế biến thành các món ăn mặn như gỏi, canh hoặc...

Ngồi vào mâm cơm nên gắp rau hay thịt ăn trước?

Thứ tự ăn uống rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến vị giác cũng như sức khỏe người dùng.

Rau má mát lành, nhiều công dụng nhưng cực độc nếu dùng sai cách, khiến cơ thể gặp 'họa lớn'

Rau má là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng sai cách cũng rất hại, dưới...

Tin mới nhất

Mách bạn cách khiến diệt muỗi chết cả đàn chỉ với một lon bia và bột giặt, hãy áp dụng...

7 giờ trước

Những sai lầm khi rán cá khiến món ăn mất chất, kém ngon và có mùi tanh khó chịu

2 ngày 13 giờ trước

Cà rốt có 4 dấu hiệu này dù rẻ đến mấy cũng đừng dại mua

27/04/2024 11:58

Vì sao máy điều hòa có mùi hôi?

27/04/2024 07:12

7 vật dụng tưởng chừng như vô hại nhưng có thể phá hủy máy giặt

25/04/2024 16:48

6 mẹo dùng quạt điện vừa tiết kiệm vừa an toàn trong mùa nắng nóng

25/04/2024 11:14

6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm

25/04/2024 09:11

Mẹo tiết kiệm điện cho những thiết bị gia đình

23/04/2024 17:03

Đặt một đồng xu vào tủ lạnh trước kỳ nghỉ dài, 3 điều bất ngờ xảy ra khiến bạn trầm...

23/04/2024 08:35

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình