Phụ Nữ Sức Khỏe

5 cách trị nhiệt miệng nhanh chóng cho bà bầu bằng nguyên liệu tự nhiên, không cần dùng thuốc

Bà bầu sẽ không còn ám ảnh khi bị nhiệt miệng nếu áp dụng 5 cách trị đơn giản từ nguyên liệu có sẵn trong nhà.

Nguyên nhân bà bầu bị nhiệt miệng

Chứng nhiệt miệng hay lở miệng ở bà bầu là tình trạng vùng niêm mạc miệng bị viêm loét gây đau và khó khăn trong quá trình ăn uống. Các vết loét bắt đầu mọc trong niêm mạc miệng rồi bội nhiễm gây loét, tạo thành vết nông trên niêm mạc.

Nguyên nhân chủ yếu do thời kỳ mang thai, bà bầu có xu hướng ăn đa dạng các loại thực phẩm khiến cơ thể hấp thu nhiều chất béo, chất đạm và nhiều dưỡng chất khác. Hệ tiêu hóa lúc này phải chịu nhiều tác động khiến cơ thể tích tụ nhiệt gây ra hiện tượng nóng trong người. Bên cạnh đó, hiện tượng căng thẳng thần kinh, thói quen ăn cay nóng, hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân khiến bà bầu mắc chứng nhiệt miệng.

Bà bầu thường gặp chứng nhiệt miệng trong thai kỳ do chế độ ăn uống giàu chất đạm và chất béo
Bà bầu thường gặp chứng nhiệt miệng trong thai kỳ do chế độ ăn uống giàu chất đạm và chất béo - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng nhiệt miệng ở bà bầu thường xuất hiện ở 3 dạng chủ yếu:

Nhiệt miệng thông thường: Hiện tượng này thường gặp ở nhiều bà bầu bị nóng trong người. Vết lở miệng của bà bầu xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng với kích thước 2 – 8mm.

Nhiệt miệng sâu: Vết loét vùng niêm mạc lớn và sâu hơn với đường kính trên 10mm. Bà bầu bị nhiệt miệng sâu phải mất thời gian dài chữa trị.

Nhiệt miệng Herpetiform: Đây là dạng áp tơ nhiệt và thường ít gặp hơn. Khi bà bầu bị nhiệt miệng loại này, vết thương có kích thước 1 – 3mm nhưng tập trung thành đám và sẽ để lại sẹo sau khi lành.

Bà bầu bị nhiệt miệng nên làm gì?

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát trùng nhẹ giúp tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn xuất hiện ở các vết loét. Bà bầu có thể dùng nước muối sinh lý hoặc pha muối ăn với nước để súc miệng tại nhà. Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 4 ngày kết hợp với chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau quả, trái cây, bà bầu sẽ giảm tình trạng bị lở miệng.

Dùng mật ong trị nhiệt miệng

Bà bầu có thể thấm dung dịch mật ong lên các vết loét để trị nhiệt miệng - Ảnh minh họa
Bà bầu có thể thấm dung dịch mật ong lên các vết loét để trị nhiệt miệng - Ảnh minh họa: Internet

Mật ong có tính kháng khuẩn không chỉ giúp bà bầu trị cảm lạnh mà còn trị hiệu quả chứng lở miệng khi bị nóng trong người. Khi có dấu hiệu lở miệng, bà bầu hãy pha mật ong cùng nước ấm với tỷ lệ 3:1 rồi dùng tăm bông thấm dung dịch mật ong vào vết loét, giữ yên trong vài phút để các tinh chất thấm vào từ từ.

Ăn sữa chua

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày. Các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp làm lành vết loét, giảm đau cực kỳ hiệu quả.  

Ngậm nước khế

Ngậm nước khế đun sôi trị lở miệng là cách làm được nhiều bà bầu áp dụng - Ảnh minh họa
Ngậm nước khế đun sôi trị lở miệng là cách làm được nhiều bà bầu áp dụng - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị nhiệt miệng cũng có thể dùng từ 2 – 3 quả khế tươi rửa sạch, giã nát. Tiếp đến, cho khế vào nồi, thêm nước ngang mặt rồi đun sôi, để nguội. Dùng nước khế ngậm và nuốt từ từ 4 – 6 lần trong ngày. Theo nghiên cứu, khế chua có tác dụng trị nhiệt miệng cho bà bầu nhanh chóng hơn khế ngọt.

Giấm táo

Bà bầu có cũng có thể sử dụng đấm táo trị nhiệt miệng bằng cách pha với nước ấm tỷ lệ 1:1 rồi súc miệng hàng ngày. Thành phần axit acetic trong giấm táo có tác dụng diệt khuẩn và tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển. Giấm táo được xem là loại kháng sinh tự nhiên đối với những bà bầu mắc chứng nhiệt miệng.

Hồng Ngân (T.H)

Tin liên quan

Thói quen tắm khuya của bà bầu tiềm ẩn những tác hại không ngờ này

Bà bầu tắm khuya không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ gây ra tình trạng...

Điểm danh 10 thực phẩm giải nhiệt hiệu quả cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Chứng nóng trong người của bà bầu sẽ nhanh chóng biến mất nhờ 10 loại thực phẩm giải nhiệt hiệu...

Những lưu ý khi bà bầu ăn thịt ếch để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Thịt ếch có hương vị thơm ngon, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn tốt cho sức khỏe...

Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Tùy thuộc vào thể trạng và nhu...

Thời điểm bà bầu nên kiêng quan hệ để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi

Quan hệ vợ chồng đúng cách trong thời kỳ mang thai sẽ giúp chị em thư giãn, giải tỏa căng...

Những công dụng ít ai biết của củ đậu đối với bà bầu

Vị ngọt mát của củ đậu sẽ giúp bà bầu lấy lại năng lượng tức thì cùng nhiều công dụng...

Bà bầu 9 tháng bị đau bụng dưới: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng

Những cơn đau bụng dưới trong tháng thứ 9 của thai kỳ có thể khiến bà bầu mất ngủ, ảnh...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

1 giờ trước

Từng tăng gần 30kg trong thời gian mang thai, Phan Như Thảo và hành trình 8 năm kiên trì lấy...

1 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

1 giờ trước

Vừa lấn sân sang ca hát, Bạch Lộc nhanh chóng giữ vị trí số 1 trong lòng khán giả

1 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

1 giờ trước

Bạn gái cũ 11 năm của Lương Thế Thành: Từng 2 lần định tổ chức lễ cưới nhưng không thành,...

6 giờ trước

Nghề nghiệp đặc biệt của Lý Hiện trong Sắc Xuân Gửi Người Tình gây tranh cãi ở Trung Quốc, yêu...

6 giờ trước

Cô bé Việt từng gây bão The Voice Kids Đức 2022, giờ đã thành thiếu nữ, song ca cùng thầy...

6 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình