Phụ Nữ Sức Khỏe

5 cách phòng tránh đau xương khớp mùa lạnh

Đau xương khớp mùa lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở người trung niên và cao tuổi.

Những ngày nhiệt độ miền Bắc giảm sâu khiến tôi cảm thấy cơ thể thường xuyên đau nhức, rất khó chịu. Tôi nên làm gì để cải thiện tình trạng này, thưa bác sĩ? (Bách, Hà Nội)

Trả lời

Vào mùa lạnh, cơ thể dễ bị đau nhức xương khớp do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, tình trạng này thường gặp ở người trung niên và cao tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương khớp mùa lạnh là do lưu thông máu kém khiến lưu thông dịch khớp cũng như máu nuôi khớp giảm đi, làm tổn thương sụn và màng hoạt dịch khớp, gây đau xương khớp.

Ngoài ra, còn do rối loạn tuần hoàn trong cơ thể, bao gồm tuần hoàn tại vị trí khớp, dịch khớp, độ nhớt máu, thay đổi vận mạch, tình trạng muối kết tủa do nồng độ hóa chất trung gian thay đổi; do co rút gân cơ khớp bởi độ ẩm tăng cao vào mùa lạnh, các khớp bị khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức; do bệnh khớp mãn tính ở người lớn tuổi, hệ miễn dịch suy giảm...

Dưới đây là 5 cách giúp phòng tránh, hạn chế tình trạng đau xương khớp mùa lạnh.

1. Giữ ấm cơ thể

Mặc ấm: Luôn mặc đủ ấm, đặc biệt là vùng cổ lưng và các khớp như cổ tay, đầu gối, bàn chân.

Đội mũ, đeo găng tay, đi giày kín: Bảo vệ đầu và tay chân khỏi lạnh.

Quấn khăn vùng cổ: Giữ ấm cổ để tránh gió lùa vào.


Vào mùa lạnh, cơ thể dễ bị đau nhức xương khớp do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. (Ảnh minh hoạ)

2. Vận động thường xuyên

Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập như đi bộ, yoga, thái cực quyền giúp tăng cường tuần hoàn máu, duy trì sự linh hoạt và giảm đau nhức khớp.

Không ngồi hoặc nằm quá lâu: Thay đổi tư thế thường xuyên để tránh cứng khớp.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung canxi: Uống sữa, ăn các loại hải sản, rau xanh đậm lá để tăng cường canxi cho xương. Các dưỡng chất giúp xương khớp khỏe mạnh có trong cá, hạt chia, quả óc chó.

Hạn chế đồ ăn cay nóng: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng viêm khớp.

Uống đủ nước: Giúp duy trì độ ẩm cho khớp.

Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng quá mức sẽ tạo áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp gối, khiến tình trạng đau xương khớp nặng thêm. Duy trì một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát cân nặng.

4. Sử dụng nhiệt trị liệu

Tắm nước ấm hoặc dùng các túi chườm ấm để giúp giảm đau và thư giãn các khớp. Nhiệt độ ấm giúp làm giãn cơ và tăng lưu thông máu, giảm đau xương khớp mùa lạnh.

5. Khám bệnh định kỳ

Theo dõi sức khỏe: Khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và có biện pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý, nên tránh tiếp xúc với môi trường quá lạnh, hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và tối muộn, khi cơ thể còn chưa kịp làm quen với nhiệt độ; đợi cơ thể ấm lên trước khi ra ngoài.

Đồng thời, cần ngủ đủ giấc bởi giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo sức khoẻ.

Bác sĩ HOÀNG TRUNG DŨNG

Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai

Theo Phương Mai/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Thực hư đậu đen, hà thủ ô giúp tóc bạc sớm đen trở lại

Tóc bạc sớm khiến nhiều người lo lắng vì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là dấu...

Chuyển nhà có bị xóa đăng ký thường trú?

Bạn đọc hỏi chuyển nhà có bị xóa đăng ký thường trú hay không?

Quá thời hạn trả nợ 5 năm, tôi còn kiện đòi tiền cho vay được không?

Bạn đọc hỏi bên cho vay đã qua thời hạn trả nợ nhiều năm thì chủ nợ có quyền khởi...

Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

Hà thủ ô là một vị thuốc quý trong tự nhiên, có 3 tác dụng đặc biệt.

Vợ chồng xúc phạm nhau rồi cùng bị phạt 22,5 triệu đồng: ‘Cơm sôi bớt lửa’ cho… đỡ tốn tiền

“Bát đũa còn có khi xô”, vợ chồng cãi nhau là chuyện thường gặp, nếu không quá nghiêm trọng, “cơm...

Sẽ có 2 mức tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ ngày 1-7-2025

Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật BHXH 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025), lao...

Nghỉ do tinh giản biên chế được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?

Trường hợp nghỉ do tinh giản biên chế sẽ được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật như...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình