Không biết kiểm soát cảm xúc
Những người có chỉ số cảm xúc thấp thường rất dễ xúc động. Họ không ngại gây chuyện, nổi cơn tam bành hay dùng ngôn ngữ thiếu tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng, thậm chí là cấp trên khi họ tức giận mà không tính đến hậu quả. Đây được coi là một trong những biểu hiện của sự thiếu chín chắn trong công việc và khó thành công.
Do vậy, đừng vì chuyện cá nhân mà gây ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ và sự nghiệp của bản thân.
Quá phụ thuộc vào người khác
Bạn phải học cách chủ động tìm tòi, chủ động suy nghĩ, chủ động chinh phục và tìm ra thế mạnh của bản thân. Không phải cứ ngồi chờ đợi lãnh đạo sắp xếp công việc cho mình mỗi ngày, chờ đợi các chỉ thị cho biết mình cần phải làm gì, càng không phải giúp người khác làm những việc nhỏ nhặt từ ngày này qua ngày khác.
Luôn đổ lỗi
Trong một tập thể, việc luôn đổ lỗi dễ khiến bạn mất sự tín nhiệm của mọi người và bị tẩy chay.Người có EQ thấp không bao giờ nhận trách nhiệm về mình khi gặp thất bại, và thay vì tìm giải pháp, họ lại nhanh chóng đổ lỗi cho ai đó . Họ tin rằng mọi hành động đều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài.
Khó làm việc nhóm
Với tính cách ngang bướng, luôn coi mình là nhất, những người có EQ thấp thường không được lòng mọi người và gặp khó khăn khi làm việc nhóm. Nhóm người này thường có tính cách thẳng thắn. Không hẳn là đối với mọi người, mọi việc đều có thành kiến hay ác ý.
Tính cách này, trong giao tiếp và hợp tác với mọi người, sẽ là một trở ngại lớn thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bản thân.
"Thùng rỗng kêu to"
Rất nhiều người trẻ tuổi mới bước ra xã hội không biết "trời cao đất dày", thích đắm chìm trong mộng tưởng. Họ thích thể hiện bản thân quá mức cho phép với mong muốn cấp trên có thể nhìn ra mình là một nhân viên ưu tú, xuất sắc.
Trong công việc, bạn cần biết khả năng của mình. Đừng khoe khoang, khoác lác, hay phóng đại sức mạnh của mình để lấy một chút tự hào. Kết quả là bạn sẽ đánh mất lòng tin của cấp trên, đồng nghiệp và những người xung quanh.