Phụ Nữ Sức Khỏe

4 sai lầm "nói mãi mẹ không nhớ" khi chữa thủy đậu cho con khiến bé nặng bệnh

Việc vệ sinh thân thể cho bé không đúng cách là nguyên nhân chính khiến tình trạng bị thủy đậu của bé nặng thêm.

Những ngày gần đây, dịch bệnh thủy đậu đang lan tràn, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà tập trung là đối tượng trẻ nhỏ từ 2-7 tuổi. Bệnh do một loại virus có tên Varicella zoster gây ra và thường lây duy nhất qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc do virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh bắn sang người lành khi nói, ho, hắt hơi.

Biến chứng của bệnh thủy đậu ở thể nhẹ là gây sẹo trên da, nặng hơn có thể gây viêm da, viêm tai..., thậm chí là viêm màng não, viêm não ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

Vì thế, trong quá trình điều trị thủy đậu cho con, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh gây biến chứng. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải những sai lầm khi điều trị thủy đậu cho con:

1. Kiêng gió kiêng nước tuyệt đối

Việc kiêng gió kiêng nước cho trẻ khi mắc thủy đậu là điều cần thiết tuy nhiên nếu kiêng tuyệt đối cũng là điều kiện lý tưởng sinh bệnh.

Trẻ bị thủy đậu cần được tắm rửa và lau người sạch sẽ hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da.

Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn, thậm chí viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết.

 Vì vậy, trẻ bị bệnh thủy đậu cần tắm hoặc lau rửa người hàng ngày bằng nước sạch.

2. Tắm nước lá

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, trẻ bị thủy đậu có thể tắm bằng một số loại nước lá như cây chân vịt, hoàng liên, tình trạng bệnh sẽ đỡ. Tuy nhiên, trên thực tế, lạm dụng phương pháp dân gian này đã có trường hợp trẻ bị viêm da do tắm nước lá trị thủy đậu.

Cụ thể, bé N.T.D (Phúc Thọ - Hà Nội) được mẹ cho tắm bằng lá thuốc nam để trị thủy đậu, tuy nhiên, các nốt phát ban bắt đầu phồng rộp lở loét, chảy nước, bốc mùi hôi tanh. Bác sĩ kết luận bằng nhiễm độc da-thủy đậu.

Không nên tự ý tắm nước lá cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Vì thế, theo các bác sĩ, cách chăm sóc da tốt nhất cho trẻ khi bị thủy đậu là: tắm rửa sạch sẽ cho bé, bôi sát trùng, không được cậy vỡ các nốt trên da vì dưới nền các mụn nước đó lớp da mới chưa đầy đủ chức năng ngăn chặn nhiễm khuẩn. Cha mẹ không nên đắp các loại lá thuốc nam chưa biết rõ tính chất.

3. Cạy mụn vỡ nước

Việc xuất hiện các mụn thủy đậu trên da khiến cho trẻ cảm giác khó chịu, quấy khóc sẽ muốn gãi và cạy những nốt mụn thủy đậu ra. Tuy nhiên, khi thấy mụn vỡ ra nhiều mẹ thường để nguyên là lý do khiến da bị viêm nhiễm, bệnh lâu lành. Các vế mụn này cần được bảo vệ để tự xẹp, nếu bị vỡ phải chấm ngay tinh dầu ngay chỗ bị vỡ, bị trầy xước để chống nhiễm trùng.

4. Không quan tâm đến dinh dưỡng

Trẻ bị thủy đậu cơ thể suy nhược, mệt mỏi, kém ăn cần phải được bồi bổ bằng một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu và ấm nóng.

Cung cấp thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ. (Ảnh minh họa)

5. Không cách ly

Như đã nhắc đến ở trên, thủy đậu là dịch bệnh rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc nếu không được cách ly.

Chính vì thế, khi trẻ bị thủy đầu cần lập tức nghỉ học từ 7-10 ngày. Thậm chí cách ly cả đồ dùng sinh hoạt cá nhân, sát khuẩn, người tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu cần vệ sinh tay chân sạch sẽ. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý.

Theo Chi Chi/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

10 sai lầm khi chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần bỏ ngay

Để có thể chăm sóc cho bé yêu của mình một cách tốt nhất, tránh được những hậu quả không...

Lưu ý cách chăm sóc trẻ khi thủy đậu vào mùa

Tháng 3-5 là mùa cao điểm của thủy đậu, cần tiêm phòng sớm, cách ly khỏi nguồn bệnh, chú ý...

Đàn ông tốt phải là người biết chăm sóc cho vợ bầu

Khi vợ mang thai là khoảng thời gian đẹp đẽ và vui vẻ với hầu hết các ông chồng. Hãy...

Chăm sóc trẻ 22 tháng tuổi như thế nào?

Khi bé yêu của bạn được 22 tháng tuổi thì cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất...

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Tự dùng thuốc chống nôn, kháng sinh và kiêng khem thịt cá... khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy dễ...

Bí quyết chăm sóc sức khỏe và nhan sắc cực hiệu quả của mẹ bầu Nhật

Học mẹ bầu Nhật cách chăm sóc sức khỏe, nhan sắc cực hiệu quả và an toàn.

Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ hiếu động

Con trẻ nghịch nhiều là biểu hiện trẻ thông minh, tuy nhiên nếu trẻ quá hiếu động thì cũng khiến...

Tin mới nhất

Nghĩ chồng có quỹ đen ngoại tình, tôi bòn rút tạo tiền riêng, đến ngày anh mất phát hiện sự...

1 ngày 4 giờ trước

Bị chồng đuổi khỏi nhà không xu dính túi, tôi thản nhiên rời đi chỉ để lại một thứ đủ...

1 ngày 4 giờ trước

Đi xét nghiệm để cứu mẹ, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật...

1 ngày 5 giờ trước

Một hành động "kỳ lạ" này của vợ bầu, 9 tháng 10 ngày, tôi bủn rủn tay chân, khổ sở...

1 ngày 5 giờ trước

Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao đến địa chỉ định vị thì tá hỏa khi thấy...

1 ngày 6 giờ trước

Phát hiện vợ giấu chuyện từng kết hôn trong đêm động phòng, tôi đòi ly hôn nhưng 'hóa đá' khi...

1 ngày 6 giờ trước

Nếu không muốn ‘rước bệnh’ vào người, chị em nên từ chối 3 việc này khi quan hệ

1 ngày 7 giờ trước

Nửa đêm nghe tiếng rên rỉ từ phòng bố chồng, lén nhìn qua khe cửa, tôi liền bủn rủn tay...

1 ngày 7 giờ trước

Bất ngờ về nhà chồng không báo trước, tôi bủn rủn tay chân khi nhìn thấy món đồ đang phơi...

1 ngày 7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình