Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé gái ở Thanh Hóa tử vong do mắc Whitmore, 7 lưu ý phòng bệnh quan trọng

Bệnh nhi 15 tuổi ở Thanh Hóa đã tử vong do mắc bệnh Whitmore dù được các bác sĩ tích cực chăm sóc, chữa trị, điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Việc phòng và phát hiện sớm bệnh Whitmore là vô cùng quan trọng.

Môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi

Vi khuẩn B. Pseudomallei sống trong đất và nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là những vùng ngập úng sau lũ lụt. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi lội trong nước, bùn thời gian dài hoặc có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn.

Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người và không lây lan thành dịch lớn.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, vì thế có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh Whitmore.

Các biểu hiện mắc bệnh Whitmore hay gặp

- Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải trong cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.

- Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.

- Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.

- Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn là ổ áp xe trong ổ bụng: Áp xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.

- Da và mô mềm: Tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.

- Thận tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến.

- Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.

- Thần kinh: Viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não – tủy.

- Tim mạch: Viêm màng ngoài tim, phình mạch.

- Viêm hạch bạch huyết.

- Tại da, tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.

Biểu hiện lâm sàng ở trẻ thường gặp là tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai. Thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra, nhưng không thường xuyên gặp.

Việc phòng và phát hiện sớm bệnh Whitmore là vô cùng quan trọng.

Cần chủ động phòng bệnh Whitmore

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh Whitmore như sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

2. Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

3. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông gần nơi bị ô nhiễm.

4. Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

5. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch để đảm bảo vệ sinh.

6. Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

7. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo BS Nguyễn Văn Dũng/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Bệnh nhân mắc bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người ở Thanh Hóa đã tử vong

Bệnh nhi sinh năm 2008 mắc bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người sau nhiều ngày được điều trị tích...

Hà Nội: Bất ngờ cứng hàm phải nhập viện sau khi bị vật nặng rơi vào chân

11 ngày sau khi sự việc xảy ra, người này bất ngờ xuất hiện triệu chứng cứng hàm, khó nuốt....

3 ca mắc bạch hầu tử vong, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Bộ Y tế cho biết tình hình dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như...

Hà Nội: Bệnh nhân cô đặc máu vì sốt xuất huyết, bác sĩ cảnh báo

Thời điểm nhập viện, bác sĩ xác định bệnh nhân bị tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi...

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

Sau hơn 1 tuần bị đau mắt đỏ, Nguyễn Thảo (23 tuổi, Hà Nội) nhìn mờ như có màng sương...

Phát hiện tác dụng khó tin của vitamin B3 trong bệnh ung thư

Tương tác bất ngờ giữa tế bào "tiêu diệt tự nhiên" trong hệ miễn dịch và nicotinamide - tức...

Bệnh nhân trẻ nguy kịch, men gan tăng đến 400 lần do sốt xuất huyết

Phát hiện mắc sốt xuất huyết, người phụ nữ 32 tuổi đã truyền dịch tại nhà. Bốn ngày sau bệnh...

Tin mới nhất

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

7 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

7 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

7 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

8 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

8 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

1 ngày 11 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

1 ngày 11 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

1 ngày 11 giờ trước

Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình