Sự ra đời của tủ lạnh vô cùng hoàn hảo để bảo quản thực phẩm, các món ăn tươi ngon lâu hơn. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã hoàn toàn sử dụng đúng cách? Thực chất, có những món ăn không cần bảo quản tủ lạnh, có những món ăn không nên để tủ lạnh và cũng có những món ăn kiêng kỵ bảo quản qua đêm và đun đi đun lại nhiều lần.
Thực ra, yếu tố quyết định phần lớn là do vấn đề phát triển của vi khuẩn trên thức ăn. Sau 24 giờ, sự phát triển của vi khuẩn trong các món ăn để qua đêm sẽ nhiều hơn, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi bảo quản quá lâu, chúng cũng thất thoát chất dinh dưỡng đến khi chỉ còn zero. Những minh chứng còn cho thấy, chúng có thể khiến cơ thể hấp thụ các chất độc gây hại cho cơ thể. Bạn hãy lưu ý với những món ăn sau:
Rau xanh/Canh các loại/Rau củ nhiều nitrat
Một số loại rau củ chứa hàm lượng nitrat hoặc nitrit tương đối cao như bắp cải, xà lách, khoai tây, tỏi tây… Nếu để các loại thực phẩm này trong 24 giờ, hàm lượng nitrat sẽ giảm đi do tác dụng khử vi khuẩn trong không khí. Và một lượng lớn nitrit được hình thành.
Mặc dù đối với cơ thể chúng ta, nitrit từ lượng thức ăn thừa này là khá nhỏ và vô hại nhưng nếu ăn thường xuyên, nitrat sẽ chuyển hóa thành chất nitrosamine - chất độc hại trong cơ thể con người, cản trở quá trình vận chuyển oxy trong máu, gây ngộ độc hoặc các bệnh tim mạch bất thường. Đặc biệt là những người lớn tuổi nên tránh thức ăn chứa nhiều nitrat như vậy.
Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…
Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.
Các món nấm
Nấm khác với các loại thực phẩm khác, do cấu trúc đặc biệt nên vi khuẩn dễ dàng sinh sôi từ bề mặt rồi xâm nhập vào bên trong nấm. Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.
Do đó, nấm dễ bị hư hỏng hơn so với các thực phẩm khác, để qua đêm có thể có nhiều chất chuyển hóa của vi khuẩn hơn, khả năng gây đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn sẽ cao hơn, dễ tiềm ẩn nguy cơ viêm dạ dày ruột, vì vậy bạn cũng không nên ăn lại nó sau khi được để qua đêm.
Trứng
Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.
Cá/Hải sản/Các món ăn giàu đạm
Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Sau khi con người ăn vào các sản phẩm phân hủy protein này, nó sẽ làm tăng đáng kể gánh nặng trao đổi chất cho gan và thận, đồng thời tăng khả năng gây ra các bệnh về gan và thận. Do đó, với các món hải sản, bạn tốt nhất nên chế biến lượng vừa đủ ăn.
Thành phần protein trong thịt gà sẽ bị thay đổi nếu được để nguội và hâm lại lần thứ hai. Điều này có thể khiến người ăn gặp phải một số rắc rối về tiêu hóa.
Những cách ăn uống tốt cho hệ tiêu hóa
Theo Báo Sức khỏe đời sống, xây dựng chế độ ăn hợp lý chính là một trong những biện pháp bảo vệ cơ thể tốt nhất ngay cả khi bạn không mắc bệnh.
Ăn uống đúng giờ
Người bệnh đau dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa, bởi nếu để bụng quá đói sẽ làm gia tăng cơn đau do dạ dày phải co bóp mạnh. Đồng thời cũng tránh ăn quá no khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều axit gây viêm loét.
Bổ sung các bữa nhỏ trong ngày
Ngoài 3 bữa chính, việc bổ sung bữa phụ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn nhằm trung hòa axit. Tốt nhất là ăn bữa nhỏ sau bữa chính từ 2 -3 tiếng. Lưu ý, không ăn thêm vào ban đêm.
Tránh các thực phẩm chiên rán
Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến luộc, hấp, tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán hay xào vì nhiều dầu mỡ làm khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ
Việc này giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và bớt gánh nặng cho dạ dày, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Chọn thời điểm uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1h. Bởi uống nước sau bữa ăn sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, khiến chứng đau dạ dày càng gia tăng. Đặc biệt người bệnh chú ý không nên ăn cơm chan nước canh, tránh việc nhai không kỹ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.
Thêm táo, hành tây và cần tây
Theo một số nghiên cứu, để ngăn chặn sự tiến triển của nhiễm trùng H. pylori, bạn nên ăn những thực phẩm giàu flavonoid. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ kiểm soát các phân tử hóa học phản ứng (các gốc tự do) trong cơ thể. Điều này ngăn chặn viêm - một lợi ích bất cứ ai bị viêm dạ dày nên ăn.
Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid như cam, việt quất, hành tây, táo và cần tây sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho dạ dày của bạn. Hãy thêm vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, như anh đào và quả việt quất. Cà chua có đầy đủ các chất chống oxy hóa nhưng chúng cũng có tính acid trong tự nhiên và bạn nên hạn chế ăn nếu bị viêm loét dạ dày.
Lưu ý với các thức ăn để qua đêm
Theo BS Diệp chia sẻ trên Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, với trường hợp không có tủ lạnh, chúng ta cần đun sôi trở lại, tức giữ cho thức ăn sôi ít nhất trên 60 độ C và để được tối đa là qua đêm ở môi trường nhiệt độ bình thường (dưới 25 độ C). Còn trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao vi sinh vật sẽ phát triển nhanh.
Để tránh lãnh phí, chỉ nên ước lượng thức ăn và nấu vừa đủ. “Đối với thức ăn khi nấu xong, chúng ta nên múc ra đĩa, tô… không nên gắp thức ăn ngay trong nồi, để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn lây qua đường ăn uống xâm nhập vào thức ăn còn thừa lại.
Theo Bác sĩ Phương chia sẻ trên Báo Tuổi Trẻ, lưu ý người dân không dùng các loại thuốc cầm nôn, ói, đau bụng khi ngộ độc. Nên cho bệnh nhân uống nước và muối để giúp bệnh nhân bù được nước muối và nước đã mất.