Phụ Nữ Sức Khỏe

4 lưu ý khi ăn gừng để không gây hại sức khỏe

Gừng vốn là gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn của người Việt. Tuy nhiên, lưu ý khi dùng loại gia vị đặc biệt này là gì thì ít người biết tới.

Có câu "một củ gừng ba vị thuốc", điều này cho thấy gừng chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực y học cổ truyền phương Đông và chế độ ăn uống. Nhiều người uống trà gừng vào mùa đông để xua tan cảm lạnh và làm ấm cơ thể; các nhà y học sử dụng gừng như một thực phẩm tốt cho sức khỏe hàng ngày. Vậy, lợi ích của việc ăn gừng là gì? Ăn gừng như thế nào để không gây hại sức khỏe?

Tác dụng của gừng

Giảm buồn nôn

Một số người bị say tàu xe, say sóng hoặc say máy bay có thể được ngăn ngừa triệu chứng này nếu bạn uống một tách trà gừng trước chuyến đi. Ngoài ra, trà gừng cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khi bị buồn nôn.

Giảm đau khớp, làm dịu cơ

Zhou Jiayi, một bác sĩ điều trị tại Khoa Y học Thể thao của Bệnh viện Quốc tế Lianxin Đài Loan (Trung Quốc), nói rằng gừng có thể làm giảm đau khớp và giúp cơ bắp phục hồi sau khi tập luyện. Chiết xuất gừng giúp giảm đáng kể cơn đau của bệnh viêm khớp thoái hóa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống chiết xuất gừng giúp giảm đau sau khi đứng và đi bộ, và giảm tần suất sử dụng thuốc giảm đau.

Dùng kết hợp gừng và nghệ có thể bảo vệ khớp của bạn và giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

 

Thúc đẩy tiêu hóa

Uống trà gừng có thể giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ thức ăn và giảm đầy hơi do ăn quá nhiều.

Dị ứng mũi

Trà gừng có thể giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh, và đối với những người bị dị ứng với sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa nổi bật với các triệu chứng bệnh theo mùa và dị nguyên đa dạng như lông động vật, mạt bụi), nó cũng có thể giúp giảm các triệu chứng về đường hô hấp.

Cải thiện lưu thông máu

Gừng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin, uống trà gừng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Gừng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong động mạch, từ đó đạt được hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Giảm đau bụng trong kỳ "rớt dâu"

Nhúng khăn vào trà gừng nóng và chườm ấm lên vùng bụng để thư giãn cơ và giảm đau bụng trong kỳ "rớt dâu". Nếu có thể uống một cốc trà gừng mật ong thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Gừng có chứa chất chống oxy hóa gingerol, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa các bệnh khác nhau.

Giúp giảm căng thẳng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương thơm của trà gừng có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn tốt hơn.

 

Điều cấm kỵ khi ăn gừng

Ăn gừng có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng có những chống chỉ định, không thể bỏ qua.

1. Không phải càng ăn nhiều càng tốt

Gừng có vị cay nồng, là thực phẩm có tính nóng, vì vậy khi thời tiết nắng nóng nên ăn gừng vừa phải, vì lúc này người ăn dễ bị khô miệng, đau họng và ra nhiều mồ hôi.

2. Không ăn gừng thối

Gừng thối sẽ sinh ra chất độc hại, ăn vào sẽ dẫn đến hoại tử tế bào gan và gây ung thư gan, ung thư thực quản.

Vì vậy, khi củ gừng bị thối, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Bạn cũng không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol sẽ "xâm chiếm" toàn bộ củ gừng, không chỉ có ở mỗi phần bị hỏng mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

3. Những người có thể trạng thiếu âm không nên ăn nhiều

Thiếu âm là thể chất khô nóng, người như vậy thường có tay chân nóng, lòng bàn tay đổ mồ hôi, thích uống nước, miệng khô, ngủ không ngon giấc. Gừng có vị cay nồng, tính ấm, có thể làm tăng thêm tình trạng này, do đó người bị thiếu âm không nên ăn nhiều.

4. Bệnh nhân viêm gan, bệnh gan nói chung không nên ăn gừng

Gừng chứa dầu dễ bay hơi, gingerol, nhựa và tinh bột. Gừng cũng có chứa safrole. Safrole và gingerol có thể gây thoái hóa và hoại tử tế bào gan, dẫn đến rối loạn chức năng gan, vì vậy bệnh nhân viêm gan, bệnh gan nói chung không nên ăn gừng hoặc nên ăn ít hơn.

Nguồn và ảnh: NDTV, Eat This, Healthline

Theo Tịnh Tâm/Tổ Quốc

Tin liên quan

10 người hết 9 người giữ thói quen tắm đêm ‘vô tội vạ’: Xáo trộn nhiệt độ cơ thể đột...

Ở một số nước ôn đới như Hàn Quốc, các nước Châu u vào mùa lạnh thì số người...

Trẻ xem điện thoại nhiều, phụ huynh giật mình vì con mắc hội chứng TIC

Sau thời gian sử dụng điện thoại, máy tính nhiều, trẻ bất ngờ bị giật miệng, giật tay chân, lắc...

Tác động bất ngờ của vắc-xin COVID-19 lên bệnh ung thư

Các nhà nghiên cứu từ Đức và Trung Quốc đã chứng minh một hiệu quả hoàn toàn bất ngờ,...

Ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 của Hà Nội vượt ngưỡng cảnh báo dịch, diễn biến phức tạp

Theo Giám đốc sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, cho biết thời gian tới dịch sốt xuất...

5 loại trái cây vừa giàu collagen lại còn chống ung thư vú cực tốt, chị em nên bổ sung...

Ung thư vú là loại bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới phụ nữ. Nhưng các chị em cũng có thể...

Sốt xuất huyết nặng đối diện 'cửa tử', bệnh nhân phải gánh chi phí điều trị 'khủng'

Trước nay khỏe mạnh, nhưng khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Phương chuyển nặng với “8...

6 món đồ tưởng bình thường nhưng hóa ra "cả đống" vi khuẩn bám vào, muốn an toàn tốt nhất...

Thời điểm du lịch nên nhu cầu lưu trú ở khách sạn tăng cao, nhưng bạn vẫn nên lưu ý...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

12 phút trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

55 phút trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

55 phút trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

56 phút trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

2 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 4 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 4 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 19 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình