Lá hẹ
Với người Nhật, lá hẹ là loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khoẻ rất tốt. Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, được mệnh danh là rau của thận, tốt cho "cánh mày râu" trong chuyện sinh lý. Nhờ chứa hợp chất chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh mà rau hẹ có thể sử dụng như một thực phẩm hàng ngày để trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ.
Lá hẹ cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Thường xuyên sử dụng lá hẹ vào mùa đông, xuân có thể giúp xua tan cảm lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được tình trạng thiếu dương khí.
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng song bạn không nên sử dụng lá hẹ quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hường đến đường tiêu hoá. Tốt nhất là nên ăn kiểm soát ở mức 100-200g/bữa.
Lưu ý khi chế biến lá hẹ cần cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.
Rau dền
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: Dền gai, dền đỏ, dền cơm. Trong đó, rau dền đỏ là loại chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, chứa hàm lượng chất sắt cao hơn bó xôi rất nhiều, hàm lượng Canxi cao hơn gấp 3 lần.
Không chỉ tốt cho người tiểu đường, thiếu máu, ăn rau dền đỏ thường xuyên còn giúp bạn ngừa ung thư, loãng xương và cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học, rau dền là thực phẩm thiết yếu cho những người mắc chứng bệnh tiểu đường, giảm Cholesterol, ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.
Trên đây là những loại rau rất hay thường gặp trong các bữa cơm gia đình, nhưng rất ít ai biết được. Ngoài khả năng có thể chế biến thành các món ăn ngon thì chúng còn là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh hiệu quả. Bạn hãy nên tìm ngay để chế biến cho cả nhà một bữa cơm thật ngon miệng nhé.
Rau càng cua
Ở Việt Nam, nhiều người coi rau này là cỏ dại, mọc hoang, chỉ làm thức ăn cho gia súc mà không biết rằng rau càng cua có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tại một số nước, rau càng cua rất được ưa chuộng, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn vì những lợi ích y học kỳ diệu của nó. Hoạt chất chiết ra từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn. Rau càng cua còn làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, thấp khớp...
Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu.
Nấm hương
Ngay từ thời xa xưa nấm hương được đánh giá là một thực phẩm cực quý và được vua chúa dùng rất nhiều. Nấm hương có một hương vị rất độc đáo, bổ dưỡng, thơm ngon được các chuyên gia ẩm thực đặt tên là “vua của các loài nấm”.
Nấm hương chứa nhiều Vitamin B1, B2, Niacin và Protein, Lentinan, Asparagin, Purine, Trimethylamine, Mannitol, Trehalose và các hoạt chất khác. Chính vì thế nấm hương được chế biến thành rất nhiều món ăn và bào chế thuốc trị các bệnh như gan, thận, lá lách, dạ dày, làm dịu các dây thần kinh.
Ngoài ra, người ăn nhiều nấm hương còn có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư, hoặc nếu người mắc bệnh ung thư sẽ ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào khối u.