Ảnh: ABC News |
Tháng 12/2018, một phụ nữ 53 tuổi đến bệnh viện ở Trung Quốc với các triệu chứng tương tự bệnh cúm. Theo đó, bệnh nhân đã nhiễm một loại virus thuộc chi Henipavirus, chi này bao gồm một số loại virus nguy hiểm như virus Nipah có tỷ lệ tử vong từ 40-75%. Tuy nhiên, loại virus mang tên Langya mới được phát hiện có sự khác biệt về mặt di truyền so với các loại cùng chi Henipavirus mà các nhà khoa học đã tìm thấy trước đó.
Theo kết quả được công bố bởi nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc, Singapore và Australia, đã có thêm 34 trường hợp dương tính với virus Langya được phát hiện tại hai tỉnh miền Đông Trung Quốc tính đến năm 2021, và không có trường hợp tử vong nào.
Theo kết quả được công bố bởi nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc, Singapore và Australia, đã có thêm 34 trường hợp dương tính với virus Langya được phát hiện tại hai tỉnh miền Đông Trung Quốc tính đến năm 2021, và không có trường hợp tử vong nào. Vì vậy, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra những cảnh báo về loại virus mới. Những bệnh nhân được theo dõi không có dấu hiệu lây lan cho người tiếp xúc gần, cũng như không có tiền sử phơi nhiễm. Do đó, virus Langya chỉ gây ra một số ít ca nhiễm và có khả năng lây truyền từ động vật sang người.
Theo các nhà nghiên cứu Zhu Feng và Tan Chee Wah tại Trường Y Duke–Singapore, hầu hết bệnh nhân đã tiếp xúc gần với động vật trước khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các virus thuộc chi Henipavirus khác lây lan từ động vật sang người thường gây ra triệu chứng nghiêm trọng, điển hình là: Virus Hendra gây bệnh đường hô hấp hoặc viêm não có tỷ lệ tử vong lên đến 57%; virus Nipah cũng gây ra các bệnh tương tự.
Giáo sư Vaughn Cooper, chuyên gia về sinh học tiến hoá tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), nói: “Loại virus mới có nguồn gốc từ một chi mà chúng tôi đã biết, và nó có khả năng gây ra các căn bệnh nghiêm trọng”. Vì thế, cần phải tăng cường giám sát để tìm ra các trường hợp nhiễm khác.
Peter John Hudson, giáo sư sinh học tại Đại học Penn State (Mỹ), nhà nghiên cứu về các mầm bệnh, nói rằng, loại virus này khác với virus Hendra và Nipah. Theo ông, “Langya có liên kết chặt chẽ với Henipavirus, nhưng có khả năng không thuộc chi này”.
Ảnh: AP |
Chuột chù hoặc dơi có thể là vật chủ trung gian
Feng và Chee Wah cho biết các triệu chứng của bệnh nhân “tương đối nhẹ”, tuy nhiên, đã có 4 ca nhiễm phát triển thành bệnh viêm phổi. Tất cả các trường hợp báo cáo đều có triệu chứng sốt, khoảng 1/3 trong số đó buồn nôn, đau đầu, suy giảm chức năng gan và hai ca suy giảm chức năng thận.
Nhóm nghiên cứu cho rằng chuột chù - một loài động vật có vú - có thể là vật chủ tự nhiên của virus Langya. Sau khi kiểm tra 25 loài động vật hoang dã nhỏ, họ phát hiện ra 27% chuột chù mang virus Langya, đây là tỷ lệ cao nhất so với các loài cùng nghiên cứu.
Ông Cooper nói: “Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chuột chù là vật chủ chứa virus. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện công tác đánh giá rất tốt và tìm ra lời giải thích hợp lý nhất”. Vật chủ là những loài động vật mang virus, tuy không có tác động xấu nhưng có khả năng lây lan sang người hoặc các loài động vật khác. Tuy nhiên, theo ông Hudson, khả năng chuột chù là vật chủ vẫn chưa sáng tỏ vì tuổi thọ của chúng khá ngắn.
Ông Hudson nói: “Ở giai đoạn này, chúng tôi không biết vật chủ của loại virus này là gì, có khả năng sẽ là loài cáo bay”. Cáo bay là loài dơi ăn quả, đồng thời cũng là nguồn gốc lây truyền virus Hendra và Nipah. Trong trường hợp của Hendra, virus được truyền từ dơi sang ngựa, sau đó lây nhiễm sang con người thông qua chất bài tiết hoặc dịch cơ thể.
Mọi người có thể nhiễm virus Nipah từ dơi hoặc lợn khi tiếp xúc trực tiếp hoặc với chất dịch cơ thể của chúng, hoặc thức ăn bị ô nhiễm. Cũng có một số trường hợp lây truyền Nipah từ người sang người.
Hudson cũng đưa ra giả thuyết rằng loài cáo bay có thể là vật lây truyền virus sang các loài gặm nhấm hoặc chuột chù, sau đó lây lan sang người. Theo phán đoán, mọi người cũng có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với chất thải động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên điều này vẫn chưa được xác nhận.
Feng và Chee Wah cho biết, họ cũng “không thể loại trừ khả năng chó và dê có thể là vật chủ trung gian”, vì họ đã phát hiện thấy virus này ở 2% số dê và 5% số chó được nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu cho rằng chuột chù - một loài động vật có vú - có thể là vật chủ tự nhiên của virus Langya. Sau khi kiểm tra 25 loài động vật hoang dã nhỏ, họ phát hiện ra 27% chuột chù mang virus Langya, đây là tỷ lệ cao nhất so với các loài cùng nghiên cứu.
Ảnh: AP |
Có thể phát hiện nhiều virus Henipavirus hơn trong tương lai
Cooper cho rằng, việc không có một ca tử vong nào do virus Langya được xem là một thành tựu. “Thông thường, cần phải có những kết quả nghiêm trọng để thúc đẩy một nhóm tìm ra một loại virus mới, tuy nhiên đây chỉ là những bệnh nhân nhập viện và không có trường hợp tử vong nào, vì vậy đó được xem là một thành tựu”.
Hudson cho rằng khám phá này một phần là nhờ những nỗ lực lớn theo dõi dịch bệnh. “Kể từ đợt bùng phát dịch SARS đầu tiên, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng về các biện pháp giám sát đối với các virus tương tự tại Trung Quốc. Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật giám định mới, chắc chắn đã có sự tăng tốc trong việc giám sát virus 5 năm gần đây”.
Mặc dù vậy, nhiều loại Henipavirus không được chứng minh có khả năng lây lan từ động vật. Cách tốt nhất hiện nay là xác định mầm bệnh trước khi chúng lây lan sang người. Ông Hudson chia sẻ: “Nếu muốn ngăn chặn đại dịch tiếp theo, cần phải ngăn chặn quá trình lây nhiễm từ vật chủ chứa virus sang người”.
Thông thường, cần phải có những kết quả nghiêm trọng để thúc đẩy một nhóm tìm ra một loại virus mới, tuy nhiên đây chỉ là những bệnh nhân nhập viện và không có trường hợp tử vong nào, vì vậy đó được xem là một thành tựu”.
Theo NBC News Digital