Albert Einstein cho rằng trí thông minh của mình giống khiếu hài hước của trẻ em. Dường như điều đó là đúng vì một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự hài hước và trí thông minh. Các nghiên cứu ở Áo gần đây đã phát hiện ra rằng, những người vui tính có chỉ số IQ cao hơn những người ít hài hước hơn. Đó là bởi bộ não cần khả năng nhận thức và cảm xúc để xử lý tạo ra những tình huống hài.
Còn trong tâm lý học, thuật ngữ hài hước sử dụng để làm cho các mối quan hệ bền chặt hơn và giảm xung đột. Có một cái nhìn hài hước về cuộc sống cũng đồng thời có đầu óc giải quyết mọi việc tốt hơn.
Ngành thần kinh học lại cho thấy, tiếng cười tạo điều kiện để não bộ được vận động. Cảm xúc tích cực sẽ làm tăng sản xuất hormone hạnh phúc dopamine trong não. Hormone này không chỉ cho ta cảm giác hạnh phúc mà nó còn mở ra các trung tâm học tập của não giúp chúng ta linh hoạt hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Ngoài ra nó cũng làm tăng khả năng ghi nhớ.
Trên thực tế, chỉ số IQ có thể xuất hiện ngay từ lúc sinh ra, hoặc sau sinh vài tháng. Một trong những biểu hiện IQ cao là cười vì một em bé hạnh phúc là em bé khỏe mạnh. Nếu bé hay cười trong những tình huống này thì chắc chắn bé có chỉ số IQ hơn người khác.
Cười khi nhìn thấy mẹ
Em bé có thể mỉm cười từ rất sớm, ngay khi còn trong bụng mẹ nếu tâm trạng mẹ vui và cũng có thể buồn khi mẹ không ổn. Do đó, những trẻ lọt lòng nghe tiếng mẹ mỉm cười ngay được đánh giá rất cao.
Những nụ cười này chưa có hàm ý hoặc phản ứng với bất cứ điều gì. Đó chỉ là phản xạ của cơ thể nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đó chính là phản xạ không điều kiện của cơ thể, chứng tỏ rằng bé đang phát triển rất tốt, thông minh và nhạy bén khi nhận ra được giọng mẹ.
Một nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ biết cười 3 ngày sau khi chào đời thì IQ vào năm 6 tuổi có thể đạt đến 180. Bé cười càng sớm càng chứng tỏ bé thông minh lanh lợi vì não và hệ thống thần kinh của bé đã sớm trưởng thành.
Cười với người lạ
Hầu như nhìn thấy một đứa trẻ nào người lớn cũng rất hào hứng cưng nựng và chơi đùa. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng nở nụ cười với người lạ. Việc trẻ phản ứng lại với trò đùa vui của mọi người xung quanh chứng tỏ IQ lẫn EQ đều khá cao.
Nếu bé cười nhiều hơn khi nhìn thấy phản ứng của mọi người thì chứng tỏ hệ thống não bộ của bé đang làm việc hết công sức để phân tích và xử lý tình huống. Nụ cười lúc này không chỉ làm cho kỹ năng giao tiếp của trẻ thêm hoàn thiện mà còn kích thích tính tò mò, khám phá và học hỏi. Từ đó, trí tuệ của bé cũng được cải thiện.
Do đó, các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên cho bé ra ngoài, giao tiếp thường xuyên hơn để tạo môi trường năng động nhiều tiếng cười, như vậy mới kích thích được sự phát triển của não.
Cười khi thấy hạnh phúc
Nụ cười phản xạ của bé sẽ biến mất dưới 2 tháng tuổi. Sau đó, nụ cười thực sự có cảm xúc của con sẽ xuất hiện trong khoảng 6 đến 12 tuần. Nụ cười phản xạ thường ngắn và xảy ra ngẫu nhiên. Còn những nụ cười thật sự diễn ra để đáp lại điều gì đó, như nhìn thấy gương mặt mẹ hoặc nghe giọng của ai đó quen thuộc. Khi đó, bạn sẽ thấy cảm xúc thể hiện đồng thời trong đôi mắt bé.
Đừng chờ đợi đôi môi bé cong lên, bạn có thể khuyến khích để bé nở nụ cười như nói chuyện thường xuyên với con, giao tiếp bằng mắt hoặc cười với bé.
Hoặc mẹ có thể làm mặt cười, hoặc tiếng động, bắt chước âm thanh và hành vi của động vật, thổi hơi nhẹ vào bụng bé, chơi trò cúp-òa để tâm trạng bé tốt hơn và mỉm cười. Đó chính là cách để kích thích IQ của trẻ ngay từ khi lọt lòng.