Phụ Nữ Sức Khỏe

3 lý do khiến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM hoãn ghép tạng

Phòng mổ cũ hạn chế về cơ sở hạ tầng, số lượng ít, nhân lực thiếu... là một phần lý do khiến công tác ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM phải hoãn trong thời gian qua.

Ngay sau phản ánh của VietNamNet về tình trạng tạm hoãn ghép tạng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bệnh viện này đã có phản hồi vào trưa 22/5.

Theo đại diện bệnh viện, từ năm 2019 đến năm 2021, đại dịch Covid-19 làm gián đoạn công tác hỗ trợ của các giáo sư quốc tế, công tác ghép gan bị đình trệ. Trước tình cảnh bệnh nhi suy gan mạn tính dần trở nặng, Bệnh viện Nhi đồng 2 phải tìm giải pháp cứu sống các bé và cần hoàn chỉnh quy trình thực hiện ghép gan "tự chủ". 

Bước đầu, Bệnh viện Nhi đồng 2 được sự hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chủ yếu trong lấy tạng người lớn.

Bệnh viện nhận thấy các bác sĩ nhi cũng có thể thực hiện việc lấy tạng người lớn bằng cách cử bác sĩ đi học những chứng chỉ cần thiết. Tuy nhiên, bác sĩ nhi sẽ gặp khó khăn vì chưa được cấp các chứng chỉ hành nghề liên quan chuyên môn ghép tạng người lớn. 

“Do đó, bệnh viện đã quyết tâm lên kế hoạch tiến hành các công tác chuẩn bị và cử bác sĩ tham gia những lớp học phù hợp”, thông báo nêu. 

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. 

Nguyên nhân thứ hai là bệnh viện đang xây dựng phòng mổ ghép tạng hoàn chỉnh có cơ sở vật chất phù hợp. Phòng mổ cũ có hạn chế về cơ sở hạ tầng, số lượng phòng mổ ít, nhân lực còn thiếu nhưng phải bảo đảm cho nhiều chuyên khoa như phẫu thuật tim hở, ngoại thần kinh, ghép tạng… Nếu nghiêng về một chuyên ngành nào, kể cả ghép tạng, cũng ảnh hưởng tiến độ phẫu thuật của các bệnh lý quan trọng và cấp bách khác. Hiện tại, phòng mổ mới xây dựng đã gần hoàn thiện và đang làm công tác báo cáo Sở Y tế TP.HCM. 

Lý do thứ 3 khiến công tác ghép tạng bị trì hoãn liên quan đến việc thiếu nguồn tạng để cấy ghép. Theo đó, nguồn tạng ghép cho trẻ em rất hạn chế, đa số từ người cho trong gia đình nhưng không phải ai cũng tìm được nguồn tạng phù hợp. 

Ngoài ra, để đảm bảo chuyên môn, bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian khi tiến hành ghép tạng gồm chọn bệnh nhân phù hợp theo thứ tự trong danh sách, tiến hành hàng loạt xét nghiệm của cặp ghép, thành lập hội đồng chuyên môn nhiều lần bàn bạc các vấn đề phát sinh, thay đổi cặp ghép liên tục tùy tình trạng bệnh nhân và gia đình, hội chẩn với chuyên gia nhằm thực hiện an toàn người bệnh…

Theo đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2, trong thời gian này, các bệnh nhân ghép tạng vẫn đang được theo dõi sát, điều trị nội khoa phối hợp, chuyển tuyến đến cơ sở y tế phù hợp khi cần. Bệnh viện khẳng định vẫn tiếp tục cố gắng để quy trình ghép tạng tự chủ được thực hiện sớm nhất và an toàn nhất nhằm đem lại cuộc sống mới cho những bệnh nhân suy tạng.

Trước đó, một số phụ huynh ở phía Nam có con bị suy gan giai đoạn cuối, có chỉ định ghép gan phải ra Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) để phẫu thuật ghép gan. Nguyên nhân được cho là trung tâm nhi khoa ghép tạng duy nhất ở phía Nam tạm hoãn ghép gan. Phụ huynh phải lao đao tìm đường sống cho con trẻ, bất chấp chi phí tốn kém và nhiều thủ tục. 

13 ca ghép gan trẻ em trong 15 năm

Từ ngày 5/12/2005, ca ghép gan đầu tiên củaBệnh viện Nhi đồng 2 được thực hiện thành công với sự phối hợp của giáo sư từ viện trường Saint Luc, Vương quốc Bỉ.

Từ năm 2005 đến 2009 và 2014 đến 2018, ghép gan diễn ra đều đặn 1-2 ca/năm. Trong 15 năm, bệnh viện thực hiện 13 ca ghép gan.

Bệnh viện này chia sẻ, tối qua, 21/5, Trung tâm điều phối ghép tạng đã liên hệ bệnh viện, lập tức chuẩn bị cho ca ghép gan từ người cho chết não. Tuy nhiên, người cho có bệnh cảnh suy đa tạng nên không có có chỉ định ghép tạng.

Hồi giữa tháng 3 vừa qua, nhận được thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy có người cho chết não hiến thận, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiến hành hội chẩn để khởi động ghép tạng ngay. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm không phù hợp giữa người cho và người nhận nên không thực hiện được. 

Theo Linh Giao/VietNamNet

Tin liên quan

Khi ngủ nên đặt quạt dưới chân hay ở đầu giường? Thực hiện sai có thể ảnh hưởng tới sức...

Việc bố trí đúng cách quạt sẽ giúp thiết bị đem lại hiệu quả làm mát tốt, lại an...

Quy tắc "ba không" giúp học giả Trung Quốc mắc ung thư vẫn sống tới 98 tuổi: số 1 là...

Nhà nghiên cứu, bậc thầy văn học người Trung Quốc đã sống tới 98 tuổi và làm việc cho tới...

Cô giáo thoát 'lời nguyền' chỉ sống 3 tháng khi mắc ung thư giai đoạn cuối

Gần 5 triệu đồng/viên thuốc, uống đều vào 6h sáng hằng ngày nhưng chị H. vẫn cố gắng. Chị biết...

Top 3 vị trí tuyệt đối không được treo khăn, nhiều người đang làm sai mà không biết hậu quả...

Việc treo khăn không đúng chỗ sẽ khiến khăn trở thành ổ vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe của...

Chỉ ra 3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe: Bệnh tim mạch, đột...

Dấu hiệu ở mắt có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả ung...

Không có thuốc giải, 3 người ngộ độc botulium ở TP HCM chỉ còn biết... thở máy

Cập nhật tình hình sức khỏe các bệnh nhân ngộ độc botulium đến trưa nay, 21-5, cũng vẫn vậy, tình...

Chuyên gia lý giải vì sao đi nắng về ngồi điều hòa lại dễ đột quỵ?

Theo giới y khoa, chênh lệch nhiệt độ khi đi từ bên ngoài vào phòng bật điều hòa, hoặc ngược...

Tin mới nhất

Chữa lành không hề là... làm quá

8 giờ trước

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

8 giờ trước

Khỉ đuôi dài lại quậy phá, 'ăn cắp' trứng gà nhà dân ở Củ Chi

9 giờ trước

Chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm và kéo dài kỷ lục trong gần 30 năm ở TP.HCM, kéo dài 74...

14 giờ trước

Tạm giữ 2 nghi phạm trộm xe máy và 81 đơn hàng của nam shipper ở TP.HCM

14 giờ trước

Chỉ thiên tài có IQ cao mới phát hiện ra 16 chú mèo đang ẩn náu giữa đàn chó trong...

14 giờ trước

Huy động 200 người kịp thời khống chế đám cháy rừng kèm tiếng nổ lớn trên núi Cô Tô ở...

14 giờ trước

Phát hiện bé sơ sinh người quấn băng bị bỏ, xót xa với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

14 giờ trước

Vợ Mạc Hồng Quân tiết lộ diện mạo thời 'thẩm mỹ hỏng', phải chi 90 triệu sửa mũi lần 4,...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình