Phụ Nữ Sức Khỏe

3 giai đoạn ăn dặm cho trẻ: Cha mẹ cần ghi nhớ những điều này để con không bị suy dinh dưỡng

Từ sau 6 tháng tuổi, dựa vào từng giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ có thể biết cách xây dựng thực đơn, cấu trúc thức ăn và lượng ăn của con nhằm cung cấp đủ dưỡng chất, tránh nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), từ 6 tháng tuổi trẻ có thể ăn dặm để bổ sung dưỡng chất. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu hoàn thiện, thích hợp để tiêu hóa một số thức ăn phù hợp ngoài sữa mẹ và sữa công thức.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại cho rằng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6 chỉ là "phần phụ", thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa. 

Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo, tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như "Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng!", "Bước đệm vững chắc vào đời", chia sẻ: "Thời gian gần đây, nhiều bà mẹ có khái niệm ăn dặm từ 6 - 12 tháng trẻ chỉ ăn cho vui, sữa vẫn là chính dẫn đến việc nhiều chị em cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức liên tục".

Trẻ cần được ăn dặm một cách bài bản và nghiêm túc từ sau 6 tháng tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Hậu quả là trẻ nghiện bú mẹ, bú bình, lệ thuộc sữa dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn dặm hoặc ăn như "ngửi hương ngửi hoa".

"Ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi là có lý do rõ ràng. Để cung cấp các vi chất và dưỡng chất phù hợp cho phát triển của bé trong giai đoạn này mà sữa mẹ, sữa công thức không thể bù được. Ví dụ như các nguyên tố sắt và kẽm", bác sĩ Huyên Thảo cho biết. 

Tần suất cho bé ăn dặm trong ngày 

Về số lần ăn dặm trong ngày cho bé, bác sĩ Huyên Thảo cho biết cha mẹ hãy dựa vào sự phát triển vận động của con. Cụ thể:

Khi bé ngồi cần hỗ trợ hay ngồi tự mình được: Cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm bằng 1 lần/ngày. Sau đó từ từ tăng lên đến 2-3 lần/ngày.

Khi bé bò được: Cho ăn dặm 3-4 lần/ngày.

Khi bé đi được: Lý tưởng là 3 bữa chính và 2 bữa phụ.

Về nguyên tắc cho ăn dặm, cha mẹ nên giới thiệu từng vị thức ăn cho trẻ, hãy cho trẻ ăn một loại thức ăn trong một lần ăn. Và hãy giới thiệu trong khoảng 2 - 3 ngày liên tiếp, để tăng sự chấp nhận và ghi nhớ của trẻ. 

Hãy cho con ăn theo nhu cầu. Nghĩa là chỉ cho con ăn hoặc đút khi trẻ háo hức, tự há miệng đón nhận thức ăn. Cha mẹ nên ngưng cho con ăn ngay khi trẻ quay đầu, lắc đầu hoặc đẩy thức ăn ra. 

Cha mẹ hãy cho con ăn theo nhu cầu, đừng ép buộc con - Ảnh minh họa: Internet

Khi đã giới thiệu từng loại thức ăn riêng lẻ xong và thành công, cha mẹ mới nên bắt đầu trộn các thành phần thức ăn với nhau. Không thêm đường, chất ngọt, hoặc muối vào thức ăn

Phụ huynh cũng không nên dùng thức ăn đóng hộp mặc dù cũng mang lại dinh dưỡng. Trên thực tế, dạng thực phẩm này thường là hỗn hợp thức ăn, vị giống nhau. Khi dùng quá thường xuyên có thể làm trẻ khó chấp nhận thức ăn riêng biệt hoặc khác biệt khác. 

Để thuận tiện, cha mẹ có thể bỏ đông thức ăn vào khay làm đá nếu chế biến nhiều. Sau đó lấy cục thức ăn đông trữ vào những túi đựng thức ăn đóng kín, ghi ngày chế biến, để vào một ngăn riêng của tủ đông (đừng để chung với thịt, cá....).

Thời gian trữ tối đa trong khoảng 3 tháng. Nếu để trong ngăn lạnh, thức ăn chỉ giữ được trong tối đa 24 giờ.

Trẻ ăn dặm từ 6 - 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bác sĩ Huyên Thảo lưu ý cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm sau khi bú mẹ hoặc bú bình. Thực phẩm nên chọn lựa các loại thức ăn giàu chất sắt.

Cấu trúc thức ăn nên bắt đầu với thức ăn nhuyễn, nghiền nhuyễn hoặc dằm nhuyễn như cháo mềm. Trẻ cũng đã có thể tập được thói quen uống nước sôi để nguội trong ly. 

Rau củ: Nên nấu mềm, bỏ vỏ, dằm nhuyễn, hoặc nghiền nhuyễn. Ví dụ: Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, các loại đậu.

Thức ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi nên ở dạng nghiền nhuyễn - Ảnh minh họa: Internet

Trái cây: Cha mẹ có thể nấu táo, lê, đào mềm, nghiền nhuyễn; dầm nhuyễn chuối, đu đủ, bơ.

Thịt: Nên nấu chín, nghiền hoặc rây nhuyễn các loại thịt như thịt bò, heo, cừu, gà

Bác sĩ Huyên Thảo khuyên cha mẹ hãy bắt đầu bằng lượng rất nhỏ, khoảng ½ muỗng cà phê (khoảng 2.5ml). Sau đó tăng dần lên khoảng 30ml-60ml thức ăn dặm một lần ăn.

Trẻ ăn dặm từ 8 - 9 tháng tuổi

Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi có thể tiếp tục cho bú mẹ, bú bình theo nhu cầu (khoảng 90-100ml/kg/ngày). Đồng thời tiếp tục cho con uống nước trong ly. 

Các thực phẩm khác, cha mẹ có thể cho ăn theo nguyên tắc:

Cho ăn ngũ cốc dạng thô hơn.

Rau củ: Nấu chín, dầm thô, lợn cợn.

Trái cây: Cho bé đủ loại, bóc vỏ, lấy hạt.

Thịt: Tiếp tục cho ăn các loại thịt, thêm vào cá và lòng đỏ trứng.

Trẻ bắt đầu có thể ăn đa dạng các loại thức ăn không cần nghiền nhuyễn - Ảnh minh họa: Internet

Ngưng nghiền nhuyễn thức ăn. Hãy tập cho trẻ quen với nhiều dạng thức ăn mềm, cứng và tập cho trẻ nhai. Ngay cả khi trẻ chưa có răng, trẻ vẫn có thể nhai bằng lợi. Nghiền nhuyễn thức ăn kéo dài sẽ làm cho trẻ khó ăn về sau. 

Cho ăn khoảng 30ml đến 240ml thức ăn/lần ăn. Từ đó, cha mẹ có thể tập cho con tăng lên 3 lần cho ăn/ngày.

Trẻ ăn dặm từ sau 9 tháng tuổi

"Giai đoạn này, trẻ đã nắm tốt, đưa thức ăn vào miệng tốt. Thức ăn nên có dạng miếng, cục hoặc dạng ngón tay. Trẻ nên được cho ăn thức ăn giống với gia đình và ăn các thức ăn dạng ngón tay (finger food), tự cầm, tự đút ăn", bác sĩ Huyên Thảo thông tin.

Sữa: Mẹ cho bé bú, uống theo nhu cầu, sữa công thức khoảng 600-800ml/ngày.

Ngũ cốc: Cho con làm quen với tất cả các loại, các dạng khác nhau.

Rau củ: Tất cả các loại rau củ, có thể thử một số rau củ sống.

Trái cây: Tất cả các loại trái cây, bỏ da dày, bỏ hạt, cắt miếng.

Thịt: Bỏ da, bỏ sụn, bỏ xương.

Cha mẹ có thể giới thiệu các loại sữa và sản phẩm từ sữa nhằm bổ sung dinh dưỡng cho con - Ảnh minh họa: Internet

Có thể cho bé thử các sản phẩm làm từ sữa bò như: Sữa chua, phô mai các loại, các loại tráng miệng làm với sữa tiệt trùng. Sữa bò tiệt trùng chỉ nên bắt đầu cho trẻ sau 1 tuổi. Có thể cho con ăn 3 bữa chính, 1-2 bữa phụ và ăn theo nhu cầu. 

Ngoài ra, bác sĩ Huyên Thảo thông tin, phụ huynh cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy (BLW) nên chú ý khả năng tự ăn của bé. Nếu con nằm trong số 1/3 trẻ không tự ăn hiệu quả được ở 6-8 tháng tuổi, nên linh động hỗ trợ đút con ăn theo nhu cầu.

Tuệ Lâm

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi cảnh báo chứng bệnh thường xuyên gặp ở trẻ khi trời nắng nóng, cha mẹ cần chú...

Thời tiết nắng nóng trong cả nước dễ khiến trẻ mắc các chứng bệnh rôm sảy. Rôm sảy mọc nhiều...

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị nước vào tai?

Nước vào tai trong khi tắm gội hay bơi lội là vấn đề thường gặp ở cả người lớn và...

Những việc mẹ không nên làm khi trẻ mọc rôm sảy

Trẻ mọc rôm sảy là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè oi bức. Khi nhiệt...

10 loại thực phẩm bổ não cho bé 3 tuổi: Mẹ đã biết chưa?

Bộ não của em bé 3 tuổi luôn trong trạng thái hoạt động liên tục. Não phải chịu trách nhiệm...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Khi mẹ nghe thấy những âm thanh bất thường ở vùng ruột non và ruột già của trẻ chứng tỏ...

Trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ nên ăn gì cho con nhanh khỏi?

Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, bất kỳ loại thực phẩm nào mà mẹ ăn vào đều ít...

Mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ và tăng cân đều

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng với sự phát triển của bé. Bé ngủ ngon, ngủ đủ...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 phút trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

5 phút trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

6 phút trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

14 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

14 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

14 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

18 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

18 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình