Phụ Nữ Sức Khỏe

3 bộ phận của cá có chứa ‘chất độc’ nhưng nhiều người lại thích ăn, bỏ ngay nếu không muốn hại gan và ‘đe dọa tính mạng’

Cá là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất. Nhưng do đặc tính sống dưới nước nên, ăn tạp vì vậy chúng dễ nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Độc chất lại tích tụ ở 3 bộ phần mà nhiều người rất thích ăn.

 Cá là thực phẩm được xếp vào nhóm lành mạnh và giàu dinh dưỡng bậc nhất. Bên trong cá giàu dinh dưỡng quan trọng như: Protein, vitamin D và nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, vô cùng quan trọng cho não bộ. Thế nhưng, sẽ có những bộ phận của cá khi ăn vào không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại.

Nguyên nhân vì cá là loài vật sinh sống dưới nước, ăn tạp vì vậy chúng dễ nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Các độc chất này có thể tích tụ tại phần ruột, phần mật hoặc phần đầu cá…Khi chúng ta ăn nhiều và thường xuyên sẽ tích lũy quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến các tổn thương cho nội tạng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Mật cá: Dễ ngộ độc

Một trường hợp ăn mật cá suýt mất mạng tại Trung Quốc. Theo tờ "Xiaoxiang Morning Post", có một người đàn ông tên là Shi Mou, sống tại Hồ Nam, Trung Quốc từng suýt mất mạng sau khi ăn 7 chiếc mật cá.

Tại Việt Nam, Viện Y học biển Việt Nam cũng từng cấp cứu cho bệnh nhân V.Đ.N., 59 tuổi. Nhập viện trong tình trạng ngộ độc, nôn ra dịch nâu, vàng, bụng chướng, đau hạ sườn phải do nuốt mật cá trắm sống.

Nhiều người lấy mật cá trắm để ủ rượu, tuy nhiên đây là một cách làm rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và tử vong. Ảnh minh họa: Internet

Ở Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết, hàng năm Trung tâm phải cấp cứu 20, 30, thậm chí 50 ca ngộ độc mật cá. Số ca ngộ độc vào cuối năm thường nhiều hơn vì người dân thường tát ao, có nhiều cá to.

Nhiều người truyền miệng nhau việc nuốt mật cá sống để trị rất nhiều bệnh. Tuy nhiên lại không biết rằng đây là bộ phận chứa nhiều độc tố như tetrodotoxin, có thể khiến hệ thần kinh mệt mỏi, gây suy hô hấp, rối loạn hành vi, sốc nhiễm khuẩn...

Nhiều người lấy mật cá trắm để ủ rượu, tuy nhiên đây là một cách làm rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và tử vong. Theo nghiên cứu, trong mật cá trắm có chứa muối mật, bilirubin, cholesterol, các axit béo, muối khoáng và quan trọng nhất là nhóm steroit ...

Các thầy thuốc đông y khẳng định, mật cá không có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thậm chí có rất nhiều trường hợp nuốt, uống mật cá đã bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Mật cá trắm, cá éc nguy hiểm nhất còn mật cá trôi, chép, anh vũ cũng gây ngộ độc. Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfate, một acid mật C27.

Đầu cá: Nhiễm kim loại nặng

Đầu cá là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì ngon và có hương vị béo ngậy. Không những vậy, nhiều người cho rằng ăn đầu cá sẽ bổ não. Tuy nhiên thực tế đầu cá lại là bộ phận dễ tích tụ nhiều kim loại nặng.

Đầu cá lại là bộ phận dễ tích tụ nhiều kim loại nặng. Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Nam Kinh, Trung Quốc: Kết quả cho thấy hàm lượng thủy ngân trong 200g thịt cá, trứng cá, da cá, óc cá chép là rất thấp. Tuy nhiên, khi số lượng này tăng lên là 400g thì hàm lượng thủy ngân lúc này trong da cá đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên.

Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.

Ăn nhiều đầu cá chứa thủy ngân có thể gây ngộ độc, nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ có thai. Đặc biệt, trẻ nhỏ nếu tích lũy nhiều kim loại nặng có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ, nguy cơ bệnh suy gan và thận…

Vì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc.

Ruột cá: Hại gan

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất của con cá, loài vật này sinh sống dưới nước, vì thế chúng rất dễ nhiễm độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Ăn quá nhiều ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan.

 Ăn quá nhiều ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan. Ảnh minh họa: Internet

Ruột cá là thực phẩm không ít người yêu thích. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn thì nhớ chế biến cẩn thận. Rửa sạch bằng muối để hạn chế nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Những lưu ý khi ăn cá để tốt cho sức khỏe

Không ăn cá sống: Ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.

Không ăn cá khi đói: Người bị gút nên hạn chế ăn cá khi đói để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purin chuyển hóa thành dạng axit uric, một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút.

Khi dùng thuốc ho: Theo bác sĩ, người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Những đối tượng không nên ăn cá

- Người mắc bệnh gút, dị ứng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn cá để bảo vệ sức khỏe.

- Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận nghiêm trọng cũng nên hạn chế ăn do cá giàu protein. Khi tiêu thụ quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng.

- Người lớn cần cẩn thận để tránh hóc xương khi cho trẻ ăn cá bằng cách chọn cá ít xương hoặc vứt bỏ hết xương trước khi cho trẻ ăn.

Thiên Di (Tổng hợp)

Tin liên quan

Đây là loại cá giúp người Nhật sống thọ số 1 thế giới, Việt Nam có rất nhiều nhưng dùng...

Nhật Bản là quốc gia liên tục được WHO xếp hạng sống thọ số 1 thế giới nhờ vào một...

Dù thích đến mấy, những bộ phận này của cá tuyệt đối đừng ăn, kẻo có ngày rước họa

Cá ngon và bổ nhưng có những bộ phận của cá tốt nhất nên vứt đi nếu không sẽ ảnh...

Món cá nhiều người thích được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, dừng ăn kẻo mắc bệnh

Cá muối được xem là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách các chất có thể gây ung...

Những "đại kỵ" khi ăn cá không phải ai cũng biết để khỏi "rước độc" vào người

Cá giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng cá không phải là thích hợp cho tất cả mọi người....

Ăn cá giúp trẻ thông minh nhưng 3 loại cá này nếu ăn nhiều dễ hỏng não lại ung thư

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho não bộ của trẻ nhưng có 3 loại cá, cha mẹ không...

4 sai lầm khi chế biến cá đốt sạch dinh dưỡng, rước độc tố vào người, bệnh tật ghé thăm

Những sai lầm khi bạn chế biến món cá dưới đây khiến cho cá dễ bị nát, gây hại cho...

3 thói quen tưởng bồi bổ dạ dày nhưng gây hại khủng khiếp, nguy cơ ung thư đang đến gần

Dạ dày là một trong những căn bệnh khá phổ biến, cứ 10 người thì có 9 người mắc bệnh,...

Tin mới nhất

'Đèn đỏ' có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa?

2 giờ trước

Vì sao người ngủ ngáy luôn nói họ không ngáy?

2 giờ trước

Kiểu áo blouse 'bánh bèo' giúp bạn gái ghi điểm tuyệt đối vì xinh đẹp, thời thượng như tiểu thư

2 giờ trước

Cách bôi kem dưỡng mắt theo hình chữ S: Mẹo ít ai biết giúp chị em U40 trẻ ra chục...

2 giờ trước

Uống nước dừa thực sự giúp giảm cân?

2 giờ trước

Cách trị nóng gan nổi mụn: Bí kíp da đẹp, gan khỏe nhờ ăn uống thông minh, đúng cách

2 giờ trước

Tìm hiểu u xơ tử cung ác tính là gì và cách điều trị

2 giờ trước

AngelaBaby comeback trên địa hạt thời trang, tạo hình 'xấu lạ' khiến dân tình 'khóc thét'

14 giờ trước

Võ Hạ Trâm tiết lộ phản ứng của chồng và con gái khi biết tin mang bầu lần 2

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình