Phụ Nữ Sức Khỏe

2 món ăn 'khoái khẩu' nhiều người mê lại là thủ phạm 'đục đẽo' lá gan, gây tổn thương nghiêm trọng: 'Thức tỉnh' càng sớm càng tốt

Là những món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này dễ gây bệnh, kí sinh trùng lên lá gan của chúng ta.

Sự nguy hiểm của sán lá gan

Theo Vinmec, bệnh sán lá gan ở người rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bệnh sán lá gan nhỏ hiện đã được xác định phân bố ở ít nhất 21 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những địa phương tỷ lệ nhiễm cao 15 - 37% như Ninh Bình, Nam Định, Bình Định, Phú Yên.

Sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ là các ký sinh trùng có chu kỳ sống phức tạp, qua nhiều giai đoạn và ký sinh ở nhiều vật chủ. Sán lá gan lớn ký sinh trong gan mật người và một số loài động vật, sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân.

Gan bị đục lỗ chỗ vì sán. Ảnh: Dân Trí

Nếu trứng gặp môi trường nước, sẽ nở ra thành ấu trùng lông ký sinh trong các loại ốc, sau đó phát triển thành ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn nếu ăn các loại rau thủy sinh có chứa nang sán hoặc uống phải nước lã có ấu trùng sán.

Sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Khi nhiễm sán lá gan lớn, sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng này xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan.

Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Sau khoảng 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài. Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,...

Những món ăn dễ nhiễm sán. Ảnh: Internet

Hình ảnh những con sán dây như những dải lụa dài, bó giun “khủng” nằm trọn trong ruột người bệnh, gan lỗ chỗ… khiến người xem hãi hùng nhưng cũng giúp họ “thức tỉnh”, loại bỏ những hành vi nguy cơ gây nhiễm giun sán, ký sinh trùng.

 Hai món ăn cần cảnh giác dễ nhiễm sán

Theo Phụ Nữ Số, mỗi một vùng miền lại có những món ăn khoái khẩu khác nhau. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo có một số món ăn có thể làm tăng nguy cơ tổn thương lá gan.

Gỏi cá

Theo TS.BS Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) thông tin trên Báo Phụ Nữ Số, thói quen ăn đồ ăn tái, sống, đặc biệt là gỏi cá nước ngọt, rau thuỷ sinh dưới nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá gan. Sán lá gan được chia làm 2 loại: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ

Trong đó, sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật gan. Người nhiễm sán lá gan nhỏ thường có liên quan tới thói quen ăn các loại gỏi cá nước ngọt, nước lợ. Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường đến khám từ các vùng Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hoá), Thanh Sơn (Phú Thọ), Hoà Bình… là những vùng có truyền thống ăn các loại gỏi cá.

Cẩn trọng khi ăn gỏi cá sống. Ảnh: Internet

Khi người ăn phải ấu trùng nang sán chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành, ký sinh và gây bệnh ở đường mật.

Đối với sán lá gan nhỏ, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.

Rau sống mọc dưới nước

Đối với bệnh sán lá gan lớn, bác sĩ Thọ cho hay bệnh thường xâm nhập vào mô gây ra những tổn thương, áp xe cho gan. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong, ngó sen...) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.

Người nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; Tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...

Rau cải xoong và các loại rau sống có nguy cơ nhiễm sán lá gan. Ảnh: Internet

Theo WHO, sán lá gan lớn loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ), Nam Mỹ (Achentina, Bôlivia, Ecuado, Pêru), châu Phi (Ai Cập, Etiopia), châu Á (Hàn Quốc, Papua-niu-ghinê, Iran và một số vùng của Nhật Bản). Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.

Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Phòng ngừa sán lá gan

Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, hiện không ít người quan niệm chỉ cần uống một viên thuốc sổ giun (Albendazol hoặc Mebendazol) là ngừa được các loại giun sán nhưng thực tế, mỗi loại thuốc chỉ điều trị được vài loại giun sán nhất định. Do đó, cách phòng ngừa quen thuộc vẫn là tuân thủ việc ăn chín – uống sôi. Nhưng hiện nay, nhiều người trẻ không quan tâm, thậm chí coi thường tính mạng vì có sở thích ăn gỏi cá sống, gỏi ốc sống, ăn rau sống cho tự nhiên, organic… trong khi chất lượng thực phẩm sạch chưa được kiểm soát tốt.

Để không bị sán lá gan nhỏ, tốt nhất là tránh ăn gỏi cá sống, không phóng uế bừa bãi, quản lý tốt phân chuồng của động vật nuôi và thú cưng. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị và phát hiện sớm mầm bệnh.

Với bệnh sán lá lớn ở gan thì không ăn rau sống mọc hoang, rau mọc dưới nước mà không được rửa kỹ, nên rửa dưới vòi nước sạch với lực chảy mạnh. Cần tách khỏi đàn trâu bò cừu riêng biệt với khu vực trồng rau.

 

Hương Hương (t/h)

Tin liên quan

Khẩn trương xử lý ổ dịch tay chân miệng tại trường mầm non ở Đà Nẵng

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại Đà Nẵng và một số tỉnh miền Trung tiếp tục có chiều...

Con nứt da đầu, bong tróc toàn bộ da mặt vì sai lầm nhiều cha mẹ gặp phải

Bé trai 8 tháng tuổi được đưa đến viện với thương tổn trên da nặng nề, lan rộng tay chân...

Người phụ nữ gặp biến chứng sau khi uống thuốc nam trị bụng to: Mang khối u buồng trứng 'siêu...

Ngày 20/7, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thông tin người phụ nữ uống thuốc nam trị bệnh phải...

Đau ngực dữ dội, cụ bà thoát án tử nhờ phẫu thuật cấp cứu điều trị lóc tách động mạch...

Lóc tách thành động mạch chủ là một bệnh lý cấp cứu tim mạch nguy hiểm, diễn tiến nhanh với...

4 dấu hiệu sẽ xảy ra trước khi ung thư di căn hoặc tái phát cần chú ý nếu không...

Sự xuất hiện của bệnh ung thư thường ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí đe dọa đến sự an...

9 nguyên nhân không ngờ gây suy giáp được bác sĩ ung bướu chỉ rõ

Phụ nữ cần đặc biệt cẩn trọng vì suy giáp cũng như bệnh lý tuyến giáp nói chung rất phổ...

Đây là thứ ngọt hơn đường gấp 200 lần mà WHO vừa xếp vào nhóm gây ung thư, có mặt...

Chất này được sử dụng làm chất làm ngọt và làm chất phụ gia trong kẹo cao su, ngũ cốc...

Tin mới nhất

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

14 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

14 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

14 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

15 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

15 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

1 ngày 17 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

1 ngày 17 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

1 ngày 17 giờ trước

Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình