Phụ Nữ Sức Khỏe

2 lý do Việt Nam chưa tiêm vắc xin nCoV cho trẻ nhỏ ở thời điểm hiện tại, bố mẹ cứ yên tâm

Trên thế giới, đã có nhiều nước tiêm vắc xin nCoV cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn trước đại dịch. Tuy nhiên, đối tượng này ở Việt Nam vẫn chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Trên thực tế, khi trẻ nhỏ không may nhiễm nCov cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như người lớn, đó là: Ho, sốt,… Có nhiều nước hiện nay tỉ lệ trẻ em nhiễm nCov đang ngày 1 tăng cao, điều này chắc hẳn khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.

Tuy nhiên, rất may mắn vì tỷ lệ trẻ có tình trạng bệnh tiến triển nặng như viêm phổi, suy hô hấp luôn ít hơn người lớn. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ không mệt như người lớn mà vẫn ăn chơi ngủ nghỉ bình thường.

Khi mà thế giới đang tiến hành tiêm chủng vắc xin nCov cho trẻ nhỏ thì ở Việt Nam vẫn chưa đồng ý với quyết định này.

Lý do chưa tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ ở thời điểm hiện tại

Nhiều phụ huynh lo lắng Covid-19 sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của con em mình nên có mong muốn cho trẻ tiêm vắc xin ngay. Mới đây, đã có 57 trẻ em tại quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) được các cán bộ y tế tự ý tiêm vắc xin Pfizer, mặc dù Bộ Y tế chưa có hướng dẫn tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi.

Sau vụ việc trên, ngày 16/9, Bộ Y tế ra công văn gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố toàn quốc, yêu cầu: “không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn. Trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn sau”.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Phạm Văn Phúc nêu quan điểm, sở dĩ ngành y tế chưa tiêm ngay cho trẻ em là vì 2 vấn đề.

Thứ nhất, tỷ lệ diễn tiến nặng ở trẻ thấp hơn rất nhiều so với người lớn. Trong hoàn cảnh khan hiếm vắc xin tại Việt Nam hiện nay, vắc xin nên dành cho nhóm nguy cơ cao là người cao tuổi, người có bệnh lý nền hay ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, các đối tượng nguy cơ khác,…

Thứ hai, hiện chỉ có vắc xin Pfizer được phê duyệt tiêm cho trẻ em, giới hạn độ tuổi từ 12 trở lên. Các vắc xin khác chưa có thử nghiệm diện rộng với trẻ nhỏ, nếu tự ý tiêm sẽ rất nguy hiểm.

Thực tế, Bộ Y tế đã có kế hoạch mua hàng chục triệu liều vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên tại Việt Nam, tuy nhiên số vắc xin này hiện chưa về nên nguồn vắc xin rất khan hiếm. “Các phụ huynh không nên quá lo lắng mà hãy chờ đợi thêm một thời gian nữa. Khi vắc xin Pfizer về nhiều, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn về tiêm chủng cho các con”, bác sĩ Phúc nói.

Bác sĩ đưa ra khuyến cáo, trong thời gian chờ tiêm vắc xin (với trẻ từ 12 tuổi trở lên) và chờ đợi các nghiên cứu mới về vắc xin với lứa tuổi nhỏ hơn, phụ huynh nên hướng dẫn con thực hiện tốt thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

Bên cạnh đó, người chăm sóc, thường xuyên tiếp xúc với các bé cũng cần tuân thủ nguyên tắc này, hạn chế ra ngoài để giảm nguy cơ lây bệnh cho trẻ.

Sẽ thế nào nếu trẻ nhỏ nhiễm virus

Bác sĩ Phúc chia sẻ trên báo chí: Các nghiên cứu trên thế giới và thực tế đều cho thấy, sự nguy hiểm của bệnh nCov với trẻ em thường “nhẹ nhàng” hơn, có ít biến chứng hơn so với người lớn.

Hầu hết trẻ mắc nCov cũng có những triệu chứng tương tự như người lớn: Ho, sốt,… nhưng tỷ lệ trẻ có tình trạng bệnh tiến triển nặng như viêm phổi, suy hô hấp luôn ít hơn.

Tại những nước đang bùng phát mạnh virus nCov như Ấn Độ hay Indonesia, số trẻ bị bệnh có diễn tiến nặng, và không qua khỏi tăng nhanh chóng. Hay như ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM cũng có nhiều trẻ trở nặng và không qua khỏi vì nhiễm nCov rồi.

Bác sĩ Phúc lý giải: Trường hợp trẻ em diễn tiến nặng đa số đều có bệnh lý nền như tim phổi bẩm sinh, cơ địa béo phì, bệnh lý về miễn dịch, trẻ ghép tạng … Đây là nhóm trẻ có sức khỏe yếu, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi nCov.

Nhóm khác cũng có nguy cơ chuyển nặng là những em bé còn quá nhỏ (dưới 1 tuổi), hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.

Bác sĩ Phúc nói: “Theo các báo cáo, số trẻ em diễn tiến nặng tại các nước chịu ảnh hưởng mạnh của biến thể Delta khá cao. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng khi người nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng lớn, tất yếu số trẻ mắc bệnh cũng sẽ cao. Và khi càng có nhiều em bé nhiễm bệnh thì số ca nặng trong nhóm tuổi này sẽ càng tăng lên”.

Bác sĩ đưa ra ví dụ thực tế tại Việt Nam như sau: Ở các đợt dịch trước vẫn có trẻ em mắc bệnh. Nhưng do số bệnh nhi rất ít, tỷ lệ chuyển nặng gần như không có. Nhưng với đợt thứ 4 này, số ca bệnh nhiều, trẻ cũng mắc bệnh nhiều và có những trường hợp nặng.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

5 món ăn nên tránh trước 10 giờ sáng để vòng eo thon gọn đáng mơ ước

Nếu tránh được những món ăn này trong bữa sáng, đảm bảo bạn sẽ có vóc dáng như mong muốn.

Nguyên nhân và biểu hiện của đục thủy tinh thể, những người nào dễ mắc bệnh? Tuổi 40 cần chú...

Hơn 80% người trên 70 tuổi bị đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường và chứng...

Hơn 2 triệu người đã tiêm mũi 2, TP.HCM cần thêm 6 triệu liều vắc xin

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam, cho biết TP cần 6.031.000 liều vắc xin để tiêm...

Đối tượng dễ trở nặng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Nam giới, người cao tuổi, đặc biệt là người ghép thận, mắc bệnh hồng cầu, có khả năng cao phải...

Tại sao người Hàn hiếm khi dùng đũa gỗ mà thích sử dụng đũa kim loại dù khó gắp?

Người Hàn có lý do cực kỳ thuyết phục khi sử dụng đũa kim loại phổ biên hơn đũa gỗ.

Quan hệ tình dục với người viêm gan B, cách nào để không lây nhiễm bệnh?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm virus ở gan gây ra bệnh viêm gan. Virus viêm gan B có...

Mách bạn cách làm nước lá tía tô cực nhiều lợi ích cho sức khỏe

Lá tía tô không chỉ để làm nguyên liệu chế biến món ăn mà còn được dùng để nấu nước...

Tin mới nhất

Mẹ chồng chê thông gia cưới con không cho nổi chỉ vàng, tôi đáp: Con nhờ người xách lên chứ...

1 giờ trước

Chê thông gia quê, mẹ chồng mang 3 tráp ăn hỏi lèo tèo, đến cổng nhà gái bà lác mắt...

1 giờ trước

6 năm lấy chồng không muốn sinh con, lời đề nghị đầu năm của mẹ chồng khiến tôi mát mặt

1 giờ trước

Chị dâu mới đẻ ít sữa, tôi mua 2kg thịt dê về nấu cháo cho ăn mà chị khiến tôi...

1 giờ trước

Biếu mẹ đẻ 1 triệu mà chồng đuổi khỏi nhà, tôi tiết lộ điều này khiến anh vội về tận...

1 giờ trước

Dọn nhà làm giỗ đầu chồng, chị dâu thấy cuốn nhật ký giấu dưới đáy tủ, đọc xong nhất quyết...

2 giờ trước

Ngày anh trai nằm liệt, cả nhà tôi thử lòng chị dâu rồi lặng người trước thái độ của chị...

2 giờ trước

Chị dâu câm điếc 7 năm, lúc chồng mất chị khóc nấc nói câu này khiến cả nhà tôi khâm...

2 giờ trước

Nghi vợ lén lấy 100 triệu đồng cho bà ngoại chữa bệnh, kiểm tra camera tôi ngã ngửa thấy mẹ...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình