Phụ Nữ Sức Khỏe

19 tác dụng tuyệt vời của mộc nhĩ với sức khỏe con người

Mộc nhĩ là loại thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên ít người biết rằng mộc nhĩ còn là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng bệnh. Bài viết sẽ chỉ ra các tác dụng của mộc nhĩ tuyệt vời như thế nào đối với sức khỏe con người.

Vài nét về cây mộc nhĩ

Mộc nhĩ có tên khoa học là Auricularia auricula (L.) Underw, thuộc họ Mộc nhĩ – Auriculariaceae. Mộc nhĩ có nhiều tên gọi khác như: nấm tai mèo, nấm mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc tung, mộc nga, nhĩ tử, vân nhĩ…

Mộc nhĩ lớn có hình cái tai hoặc hình chiếc lá, nhẵn và phủ lông nâu, mặt còn lại phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi trưởng thành. Gốc có nhiều nếp gấp màu xám đỏ hoặc tím, đường kính khoảng 10-15cm. Thịt nấm dày khoảng từ 1-3mm, dùng làm gia vị trong nhiều món ăn ngon.

tac dung cua moc nhi 6
Mộc nhĩ được phơi khô trước khi sử dụng - Ảnh minh họa: Internet

Mộc nhĩ thường mọc hoang trên gỗ mục hoặc thân của các loại cây: Hòe, đậu, sung, sắn, mít, so đũa… ở rừng hoặc vùng đồng bằng. Ngày nay người ta trồng nấm trên gỗ cây mít, cây sắn để thu được năng suất cao hơn và đảm bảo chất lượng hơn. Mộc nhĩ được thu hái từ tháng 5 -8 hằng năm.

Thành phần hóa học của mộc nhĩ

Theo thống kê, giá trị dinh dưỡng có trong 100g nấm mộc nhĩ gồm: 293.1 Kcal, 0.2g chất béo lipid, 10.6g protein, 65g đường glucid, 5.8g tro, 185mg sắt, 375mg canxi, 201mg phốt pho và 0.03mg caroten.

Có thể thấy, thành phần dinh dưỡng trong mộc nhĩ rất đa dạng, hình thành các tác dụng của mộc nhĩ cho cơ thể và điều trị bệnh. Mộc nhĩ có tình bình, vị ngọt chủ trị đái ra máu, băng huyết, mất máu…

tac dung cua moc nhi 5
Mộc nhĩ rất giàu chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của mộc nhĩ: Căn cứ vào thành phần hóa học thì loài cây này có các tác dụng dược lý như chống ung bướu, chống viêm, giảm mỡ máu, hạ lượng đường trong máu, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, chống đông máu… Vì vậy, bạn không cần phải thắc mắc mộc nhĩ ăn tốt không.

Tác dụng của mộc nhĩ chữa bệnh và cách chế biến mộc nhĩ

Mộc nhĩ cần phải phơi khô trước khi sử dụng. Tác dụng của mộc nhĩ khô:

1. Bổ não cường tim và kháng ung thư

Mộc nhĩ 5g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

tac dung cua moc nhi 4
Những người có cơ địa dị ứng với nấm thì nên cẩn trọng khi sử dụng mộc nhĩ - Ảnh minh họa: Internet

Bài thuốc này còn dùng thích hợp cho những người bị ho lâu ngày, cơ thể suy nhược, thổ huyết, bệnh mạch vành tim, vữa xơ động mạch, ung thư...

2. Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, chống đông máu

Lấy 100g nấm tuyết, 100g mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, xé nhỏ, 50g dưa chuột thái lát. Nấm chần với nước sôi, dội với nước lạnh để ráo nước, rưới lên dầu ăn, nêm gia vị vừa ăn, ăn ngày 1 lần.

3. Điều trị bệnh mạch vành, huyết áp cao

Lấy 10g ngân nhĩ, 10g mộc nhĩ ninh cho nhừ rồi thêm đường phèn vào, ăn trước khi đi ngủ mỗi ngày.

4. Chữa đại tiện, tiểu tiện ra máu

Sao tồn tính 50g nấm mộc nhĩ, tán nhuyễn rồi uống ngày 2 lần.

5. Trị ho, ho có đờm

Nấu 15g đường với 20g mộc nhĩ với nước, uống thay nước trong ngày.

6. Chữa táo bón

Lấy 30g hải sâm, 200g lòng già lợn, 30g mộc nhĩ. Lòng rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn, nấu chung với hải sâm và nấm mộc nhĩ, nêm gia vị vừa dùng. Ăn trong ngày sẽ giảm triệu chứng táo bón.

7. Trị rong kinh

Mộc nhĩ 30g làm sạch, xào lửa nhỏ rồi thêm 300ml với 15g đường cát, nấu chín rồi ăn sẽ giảm triệu chứng rong kinh đáng kể.

8. Chữa đau răng, hôi miệng

Sắc mộc nhĩ với lá kinh giới lấy nước để ngậm mỗi tối và súc miệng mỗi sáng sẽ giảm đau hiệu quả.

9. Chữa xuất huyết

Nấu chè với hỗn hợp gồm 30g hồng khô và 6g mộc nhĩ, ăn ngày 2 lần. Món này vừa ngon vừa có hiệu quả trong điều trị xuất huyết.

10. Trị xơ cứng động mạch, chảy máu võng mạc

Mộc nhĩ có chứa các thành phần hoạt tính như: lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.

tac dung cua moc nhi 3
Không nên nấu kèm mộc nhĩ với ốc - Ảnh minh họa: Internet

Ngâm 30g mộc nhĩ trong nước cho nở ra, rửa sạch để ráo rồi hấp với đường phèn trong khoảng 2 tiếng, ăn mỗi ngày trước khi đi ngủ.

11. Trị bệnh lỵ mãn tính

Lấy 30g mộc nhĩ đen sao khô với 8g lộc giác sương, tán bột rồi trộn đều với nhau, ngày uống 10g với nước ấm, chia làm 2 lần.

12. Chữa trĩ

Dùng mộc nhĩ đen sao khô, tán thành bột ngày uống 9g với nước ấm, chia làm 3 lần sẽ có tác dụng trị bệnh trĩ. Bệnh trĩ phát hiện càng sớm chữa càng sớm càng nhanh khỏi.

13. Tác dụng của mộc nhĩ với da - Chống oxy hóa

Chất chiết xuất từ một nhĩ cho thấy đặc tính chống oxy hóa mạnh với một mối tương quan tích cực giữa nồng độ phenol và khả năng chống oxy hóa. Chiết xuất từ nấm này giúp bồi dưỡng cơ thể duy trì tuổi thanh xuân và làm đẹp da nếu sử dụng thường xuyên.

tac dung cua moc nhi 2
Không ngâm mộc nhĩ trong nước nóng - Ảnh minh họa: Internet

Các nhà khoa học Mỹ còn cho biết làn da bạn sẽ trở nên tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn.

14. Cân bằng lượng cholesterol trong máu

Chiết xuất polysaccharide trong mộc nhĩ ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian đông máu trong ống nghiệm và trong cơ thể sống. Mộc nhĩ giúp giảm mức độ cholesterol trong máu, giảm mức độ triglyceride và LDL, tăng cường mức độ HDL trong máu, rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.

15. Hỗ trợ giảm cân

Mộc nhĩ chính là thực phẩm hỗ trợ giảm cân tuyệt vời, tốt cho người thừa cân béo phì nhờ hoạt chất cân bằng cholesterol trong máu.

16. Chống viêm

Mộc nhĩ có chứa Polysaccharides có hoạt tính kháng viêm, giúp giảm nhẹ tình trạng viêm.

17. Nấm mộc nhĩ giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng protid, canxi, phốt pho, sắt cùng các vitamin có trong nấm tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe, những bệnh nhân có bệnh về xương thường được khuyên sử dụng nấm mộc nhĩ trong bữa ăn hằng ngày.

18. Bồi bổ sức khỏe thể chất và tinh thần

Mộc nhĩ 60g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa sao cháy, một nửa sao khô, vừng đen sao thơm, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà. Công dụng: tư bổ can thận, kiện não ích trí, dùng lâu rất có lợi cho sức khỏe.

19. Phòng bệnh tiểu đường

Mộc nhĩ và biển đậu lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g, có công dụng phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.

Lưu ý trong chế biến mộc nhĩ

Không ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước sẽ khiến nấm mộc nhĩ biến chất, có thể gây độc do đạm bị thủy phân như khi ngâm thịt, cá quá lâu trong nước. Vì vậy chỉ nên ngâm trong nước lạnh khoảng 15-20 phút.

tac dung cua moc nhi 1
Mộc nhĩ thường mọc hoang trên gỗ mục hoặc thân của các loại cây - Ảnh minh họa: Internet

Không ngâm mộc nhĩ trong nước nóng: Việc làm này sẽ tiếp tay cho chất độc morpholine có trong nấm có cơ hội phát triển. Do đó cần ngâm trong nước lạnh để hòa tan chất độc này, đồng thời giúp cho vị mộc nhĩ tươi ngon hơn khi nấu.

Không ăn mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi còn chứa chất morpholine rất nhạy cảm với ánh sáng, nếu ăn mộc nhĩ tươi và tiếp xúc với ánh sáng có thể gây ngứa, phù nề thậm chí hoại tử da.

Mộc nhĩ kỵ gì?

Phụ nữ có thai: Tuy có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ nhưng tác dụng của mộc nhĩ với bà bầu lại không tốt chút nào, thai nhi sẽ không sinh trưởng và phát triển ổn định nếu người mẹ thường xuyên dùng mộc nhĩ.

Người tiêu hóa kém: Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên những người nhiễm hàn, đầy bụng… ăn loại nấm này có thể gặp các tác dụng phụ của mộc nhĩ, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Người bị dị ứng với một số nấm: Những người có cơ địa dị ứng với nấm thì nên cẩn trọng khi sử dụng vì mộc nhĩ cũng là một loại nấm.

Không nên nấu kèm mộc nhĩ với ốc: Từ đặc tính của thực phẩm, ốc và mộc nhĩ đều có tính hàn, nếu được sử dụng đồng thời có thể dẫn đến tiêu chảy hay các bệnh lý về ruột khác.

Mộc nhĩ không chỉ dùng là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc quý. Tác dụng của mộc nhĩ rất tuyệt vời vì vậy để nhận được trọn vẹn nguồn dinh dưỡng này, chúng ta cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua và sử dụng.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Danh sách những món ăn khuya không mập cho những tín đồ thích ăn đêm

Vào ban đêm, nếu cảm thấy đói cơ thể sẽ rất khó chịu và còn khiến nhiều người thấy mất...

Cải bó xôi có tác dụng gì đối với sức khỏe mà bà nội trợ không thể bỏ qua?

Cải bó xôi có tác dụng gì cho sức khỏe khiến các bà nội trợ phát cuồng như thế? Không...

Tác dụng của dưa lưới đối với sức khỏe ít ai biết đến

Dưa lưới là loại trái cây quen thuộc đối với nhiều người. Bởi nó không chỉ ngon mà còn rất...

Tác dụng của quả ươi đối với sức khỏe

Quả ươi là một dược liệu quý của núi rừng. Nhiều người biết đến tác dụng của quả ươi trong...

Có nên ăn trứng gà sống?

Ba tôi hay ăn trứng sống vì cho rằng nhiều dinh dưỡng. Xin hỏi chuyên gia ăn trứng gà sống...

Mách bạn chế độ ăn uống giảm mỡ bụng đơn giản, việc ăn kiêng không còn khó khăn

Làm thế nào để nhanh chóng lấy lại vòng 2 thon thả nhưng không phải quá vất vả trong việc...

Những món ăn khuya không mập, tốt cho sức khỏe

Nhiều người thường xuyên thức khuya dẫn đến tình trạng đói bụng vào lúc nửa đêm nhưng không dám ăn...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình