Thành phần dinh dưỡng của cá chép
Cá chép là một loài cá cực kỳ phổ biến trên khắp thế giới, thuộc họ Cyprinidae - một giống cá dầu nước ngọt.
Có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á, chúng được xuất khẩu sang nhiều nơi khác và vô cùng được yêu thích vì có hương vị tuyệt vời và lợi ích về dinh dưỡng ấn tượng của chúng.
Một điều thú vị là việc thuần hóa cá chép được cho là bắt đầu ở Trung Quốc hơn 2.000 năm trước. Có nhiều loại cá chép khác nhau, và một số cá thể có thể nặng tới 50kg, dài 150 cm nên được ngư dân đánh giá cao về kích thước.
Cá chép cũng nổi tiếng là loại cá khó câu. Ngày nay cá chép có vị trí quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản nhiều nước và là nguồn thức ăn quan trọng của người dân.
Cá chép không chỉ mang tính biểu tượng cao và được tôn trọng về mặt văn hóa ở một số khu vực nhất định trên thế giới mà nó còn được ca ngợi là một trong những loài cá tốt nhất cho sức khỏe con người.
Khi ăn cá chép, nhiều người thường thắc mắc thịt cá chép có tác dụng gì, trứng cá chép có tác dụng gì. Và câu trả lời là cá chép rất giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là phốt pho và vitamin B12, mà cơ thể rất cần để thực hiện các chức năng hoạt động.
Bên cạnh đó, trong thịt và trứng cá chép cũng có hàm lượng cao các acid béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa.
Công dụng ăn cá chép
1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Giống như nhiều loại cá có dầu khác, cá chép chứa hàm lượng Acid béo Omega-3 cao có khả năng bảo vệ tim bằng nhiều cách khác nhau. Ấn tượng nhất là khả năng cải thiện sự cân bằng của Omega-3 thành Omega-6 trong cơ thể.
Thật vậy, cá chép có thể giúp giảm sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều này cũng có nghĩa là ăn cá chép sẽ giúp giảm huyết áp, loại bỏ sự căng thẳng cho hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
2. Chống viêm hiệu quả
Nếu bạn thường xuyên bị đau khớp thì bổ sung cá chép vào khẩu phần ăn mỗi tuần là giải pháp vô cùng hiệu quả. Lợi ích của cá chép về phương diện này đã được nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng xác nhận.
Các Acid béo Omega-3 có trong cá chép không chỉ tốt cho tim của bạn, mà còn ngăn ngừa và giảm tối đa bất kỳ chứng viêm nào mà bạn có thể gặp phải ở những bộ phận khác nhau của cơ thể.
Nếu bạn biết rằng chứng viêm khớp dạng thấp là một tình trạng bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng đến hàng triệu người cùng với việc ăn cá chép giúp giảm thiểu bệnh thế nào thì nhận thức về lợi ích của cá chép sẽ còn được nâng cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, cá chép còn giúp tăng lượng Cholesterol tốt trong cơ thể, tăng khả năng ngăn ngừa viêm xương khớp và tối ưu lượng Omega-3.
3. Tăng cường miễn dịch
Kẽm là một khoáng chất chủ yếu và cần được bổ sung nhiều trong chế độ ăn uống của chúng ta mà nhiều người hay bỏ qua, và do đó bị thiếu hụt.
Mặc dù các triệu chứng thiếu kẽm không rõ ràng như khi cơ thể thiếu sắt hoặc canxi, nhưng nó có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của bạn.
Kẽm đóng vai trò chính trong việc kích thích hệ thống miễn dịch và tin vui cho những ai hay ăn cá chép là chúng rất giàu kẽm, Trong một khẩu phần ăn cá chép hàng ngày của bạn sẽ có hơn 10% lượng kẽm được thu nạp vào cơ thể.
4. Bảo vệ chức năng đường tiêu hóa
Viêm ruột và hệ tiêu hóa là bệnh rất phổ biến về đường tiêu hóa. Nhiều người nghĩ không quá nguy hiểm nhưng thật ra nó có thể dẫn đến một số biến chứng khủng khiếp, bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Nếu bạn muốn cải thiện hiệu quả tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón hay trĩ và đau dạ dày nói chung, thì thêm cá chép vào chế độ ăn uống của bạn chính là một lựa chọn khôn ngoan.
Acid béo Omega-3 trong cá chép có tác dụng việc giảm nguy cơ mắc hội chứng viêm ruột. Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu y khoa hiện đại.
5. Điều trị các bệnh mãn tính
Lợi ích của cá chép còn thể hiện ở việc chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh mẽ cho cơ thể. Điển hình nhất là vitamin A.
Đây là một chất chống oxy hóa rất mạnh có thể thay thế cho Beta-carotene để loại bỏ các gốc tự do, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến cơ thể bạn.
Vì các gốc tự do có thể khiến các tế bào khỏe mạnh bị tiêu giảm, đột biến, dẫn đến ung thư và nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm khác. Cá chép giúp giảm nguy cơ đó nhờ có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
6. Điều trị suy hô hấp
Nghiên cứu khoa học gần nhất đã chỉ ra rằng nồng độ cao của các khoáng chất và chất dinh dưỡng có trong cá chép có tác động vô cùng tích cực đến sức khỏe hô hấp của chúng ta.
Nếu ai đã từng bị viêm phế quản, suy hô hấp mãn tính hoặc một số bệnh khác liên quan đến phổi cũng như đường hô hấp thì việc thêm cá chép vào chế độ ăn uống sẽ là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp.
Lợi ích của cá chép còn được thể hiện ở khía cạnh tăng tốc độ chữa lành cho những khu vực bị tổn thương và làm giảm chứng sưng, viêm trong hệ thống hô hấp.
7. Giúp xương và răng chắc khỏe
Trong cá chép có chứa phốt pho với nồng độ cực cao. Trên thực tế, một khẩu phần thức ăn được làm từ cá chép cung cấp hơn 50% lượng khoáng chất quan trọng cần thiết này cho cơ thể. Phốt pho có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì mật độ xương trong cơ thể.
Nó cũng là thành phần chủ yếu tạo hình phần răng của chúng ta. Phốt pho có tác dụng tuyệt vời với bộ phận răng miệng trong cơ thể người vì giúp ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương, cũng như tổn thương men răng.
8. Làm chậm quá trình lão hóa
Các chất chống oxy hóa có tác động tích cực tới ngoại hình con người vì giúp làm chậm sự lão hóa, lưu giữ sự tươi trẻ dài lâu cho cơ thể. Đối với những người bắt đầu nhận thấy dấu vết của tuổi già như xuất hiện các đốm, vết thâm, nếp nhăn trên nhiều vùng da hoặc phát hiện da bị mất tính đàn hồi thì nên ăn cá chép nhiều hơn.
Vì trong loại cá này có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chúng có thể giúp kích thích sản xuất tế bào mới, tăng sự khỏe mạnh cho tế bào cũ cũng như làm chậm quá trình lão hóa. Thậm chí, cá chép còn được cho là làm đảo ngược quá trình lão hóa trong một số trường hợp.
9. Hỗ trợ giấc ngủ
Mức Magiê cao có trong cá chép giúp người ăn cá kích hoạt cũng như giải phóng một số chất dẫn truyền làm dịu hệ thần kinh và có thể tạo ra giấc ngủ ngon.
Nếu đang bị chứng mất ngủ hoặc thường xuyên thức giữa đêm khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức thì thêm cá chép vào một hoặc hai bữa ăn mỗi tuần có thể giải quyết triệt để vấn đề của bạn.
10. Tối ưu hóa mức độ nội tiết tố
Ngoài những lợi ích của cá chép trên thì tối ưu hóa mức độ nội tiết tố trong cơ thể cũng là một tác dụng được giới y học đánh giá cao. Các dưỡng chất có trong cá có thể giúp tối ưu hóa quá trình trao đổi chất và cân bằng các mức độ nội tiết tố khác nhau.
Bên cạnh đó, hàm lượng Iốt có trong cá chép cũng rất hữu ích trong việc cân bằng chức năng của tuyến giáp và điều hòa hoạt động của các trung tâm nội tiết quan trọng khác trong cơ thể.
Bản chất chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên từ cá chép còn giúp đảm bảo rằng các quá trình hóa học trong cơ thể chúng ta hoạt động bình thường.
11. Cải thiện tầm nhìn
Beta-carotene, tiền vitamin A cũng là một loại vitamin mạnh mẽ có chức năng như một chất chống oxy hóa hiệu quả trong cơ thể. Đặc biệt, Beta-carotene có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe thị lực và sức mạnh của võng mạc của bạn.
Các nghiên cứu y học gần đây đã tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa việc tiêu thụ cá chép cũng như các loại cá có dầu khác và tác dụng cải thiện thị lực, giảm stress hay quá trình oxy hóa, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và thiếu thị lực nói chung.
12. Kích thích nhận thức
Về cơ bản thì Omega-3, kẽm và selen cùng các chất chống oxy hóa khác có trong cá chép đều có tác dụng vô cùng tích cực đến nhận thức ở con người. Các chất này có thể giúp kích thích các con đường thần kinh mới và ngăn ngừa tình trạng stress, oxy hóa trong mao mạch và các mạch máu của não.
Có thể nói rằng ăn nhiều cá chép làm não bộ hoạt động hiệu quả hơn, tăng mức độ tập trung, sự chú ý, suy nghĩ logic và trí nhớ cao hơn. Đồng thời ăn cá chép với mức độ hợp lý cũng giúp ngăn ngừa sự khởi phát sớm của chứng sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer.
Lợi ích của cá chép đối với bà bầu
Ăn cá chép mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể người. Nhưng một điểm đặc biệt khiến cả giới y học và nhiều người đánh giá cao giá trị của cá chép là vì chúng vô cùng tốt cho bà bầu.
Tác dụng làm an thai
Phụ nữ mang thai dễ xuất hiện các triệu chứng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng như khí huyết yếu kém, tâm tính không yên. Trong bài thuốc "Thánh Huệ", Thánh Huệ phương có ghi chép:
Lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân và vẫn để cả vẩy, sau đó mổ bỏ phần ruột, các tạp chất rồi trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm một ít vỏ quýt với gừng sống.
Ðổ tất cả vào nồi ninh chín thành cháo, cho thêm một ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh. Áp dụng cách chế biến này nhiều lần sẽ có tác dụng rõ rệt với các mẹ bầu và giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc cháo cá chép bổ gì hay có lợi ích gì cho cơ thể mình.
Chữa nôn mửa
Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai, nhất là lần đầu thường bị ám ảnh về các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt... dẫn đến khó ăn uống, sinh hoạt bị ảnh hưởng nặng nề. Y học cổ truyền còn gọi chứng này là "Nhiên thần ác trở" (nghĩa là triệu chứng xấu khi mang thai).
Nguyên nhân chính là cơ thể người phụ nữ khi mang thai có tỳ vị suy yếu, mạch đập mạnh và nhanh gây nên. Để khắc phục tình trạng này chỉ cần chế biến cá chép theo cách sau đây rồi bổ sung vào khẩu phần ăn hàng tuần của mẹ bầu là được:
Lấy một con cá chép nặng khoảng 250g mang sơ chế, đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch rồi cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Cho cả hai thứ vào trong bụng cá hầm cho vừa chín rồi ăn trong ngày.
Làm theo cách này, bạn sẽ nhận thấy lợi ích của cá chép vô cùng đa dạng, vì ngoài công hiệu kiện tỳ hòa vị, còn làm giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.
Chữa bệnh phù thũng
Sau khi mang thai đến tháng thứ 5 - 6, phụ nữ thường hay mắc chứng sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít. Có thể dùng một con cá chép nặng 500g nấu cùng 120g đậu đỏ (dùng loại hạt nhỏ) cùng ít gừng, hành.
Món này nên nấu chín, ăn nhạt (chú ý không nêm mặn) sẽ trở thành bài thuốc chữa bệnh phù thũng rất công hiệu.
Giúp làm tăng lượng sữa
Phụ nữ sau khi sinh hay gặp vấn đề về việc ít sữa, không đủ cho con bú, nhiều người phải dùng sữa công thức cho con sẽ không tốt bằng sữa mẹ.
Để giải quyết vấn đề này có thể dùng thường xuyên món hầm với thành phần chính là một con cá chép nặng khoảng 2 lạng rưỡi (1/4kg), một chân giò lợn (loại bé) và 3g thông thảo.
Lưu ý phải hầm thật nhừ các nguyên liệu và ăn dần món này trong 1-2 ngày sẽ giúp có nhiều sữa và sữa rất mát tốt cho trẻ.
Chữa bệnh ứ huyết
Nhiều người khi ăn cá chép vẫn thường thắc mắc ngoài phần thịt và trứng cực kỳ bổ dưỡng thì vẩy cá chép có tác dụng gì không. Phần diễn giải dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của mọi người.
Một số trường hợp phụ nữ sau khi sinh sẽ bị chứng khí huyết ứ trệ, gây đau bụng dưới, máu xấu chưa hoặc không kịp bài tiết ra ngoài...
Lúc này, người thân của sản phụ chỉ cần nghiền và tán nhỏ vẩy cá chép, sau đó cho vào khoảng 3-5g nước đun sôi.
Món này uống chung với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết, chữa trị được dứt điểm chứng ứ huyết.
Làm tăng công năng dạ dày
Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh dễ bị thay đổi cường độ co bóp, đó là biểu hiện của việc tỳ vị có vấn đề, mắc bệnh hư hàn. Để chữa bệnh này chỉ cần nấu cá chép theo cách sau:
Dùng một con cá chép nặng nửa cân, làm sạch vẩy và ruột rồi cho vào nồi nấu canh. Khi cá chín nhừ cho thêm ít gia vị, hồ tiêu, muối.
Khi ăn thì dùng cả nước và cá sẽ có tác dụng bổ tỳ vị, trị bệnh hư hàn, tăng công năng của dạ dày.