Trứng chưng
Trứng chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, omega 3 giúp chữa lành mô. Bạn có thể chưng trứng với dừa, ô liu hoặc quả bơ và ăn khi còn nóng.
Nước dùng
Nước dùng để nấu các món súp rau củ, cá hoặc thịt nên nhiều vitamin, khoáng chất. Nước dùng từ xương gà chứa chất chống virus, chống viêm và chống oxy hóa. Đây là món ăn phù hợp khi bạn bị ốm, giúp cơ thể hồi phục sau phẫu thuật.
Cháo
Cháo dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Bạn có thể nấu cháo cùng với hải sản và rau củ để đầy đủ dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và phục hồi vết thương nhanh chóng.
Súp xay nhuyễn
Xay nhuyễn bí ngô, đậu đen, cà chua nấu thành súp, có thể thêm sữa hoặc sữa chua để bổ sung canxi. Sau khi nhổ răng, vết thương còn nhạy cảm và miệng vẫn tê, bạn nên ăn súp ấm hoặc lạnh.
Trái bơ
Bơ là loại trái cây nhiều vitamin C, kali, chất béo, đặc biệt axit oleic có tác dụng chữa lành vết thương, chống nấm và kháng khuẩn. Trái bơ mềm, dễ nghiền nát nếu răng của bạn chưa sẵn sàng để nhai.
Khoai tây nghiền
Khoai tây nhiều calo, kali, vitamin C và vitamin B6. Trong đó, kali tốt cho xương và cần thiết cho tế bào. Bạn nên ăn khoai tây khi còn hơi nóng.
Nước sốt táo
Trái cây nhiều dinh dưỡng giúp vết thương mau lành nhưng cứng, khó nhai. Để bổ sung đầy đủ vitamin từ trái cây, bạn có thể làm nước sốt táo bằng cách băm thật nhỏ sau đó xay nhuyễn.
Chuối nghiền
Chuối cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp vết thương mau lành. Bạn cho 3-4 quả chuối vào tủ lạnh để qua đêm, sau đó cắt thành lát, trộn với sữa rồi xay thành một hỗn hợp nhuyễn.
Cá hồi
Cá hồi giàu protein, axit béo omega 3 có tác dụng chống viêm. Bạn nên tăng cường ăn cá hồi sau khi vừa nhổ răng.
Phô mai tươi
Giống như sữa, phô mai giàu protein giúp chữa lành vết thương và củng cố xương. Bạn thêm phô mai vào nhiều món như trứng chưng, chuối nghiền, sinh tố.