Phụ Nữ Sức Khỏe

10 công dụng của rau má đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

Rau má có tác dụng gì? Có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ với hàng loạt tác dụng của rau má qua bài viết dưới đây.

Rau má là một loại rau mọc dại rất quen thuộc với người dân Việt, rau má không chỉ là một loại rau ăn kèm thơm mát, ngon miệng mà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh.

Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính hàn, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, trị một số chứng bệnh thường gặp hằng ngày. Vậy rau má có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

rau ma co tac dung gi 1
Rau má không chỉ là một loại rau ăn kèm thơm mát, ngon miệng mà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh - Ảnh minh họa: Internet

1. Rau má có tác dụng gì?

1.1 Rau má trị táo bón

Rau má có tính mát, giàu chất xơ và các loại Vitamin cùng những khoáng chất quan trọng, do đó rau má có thể chữa được một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, tả, kiết lỵ, khó tiêu. 

Để trị táo bón, đặc biệt là thường gặp ở trẻ em hãy làm như sau:

Lấy một nắm lá rau má rửa sạch, để ráo nước sau đó trộn với giấm chua, dầu mè và mắm muối, gia vị sao cho dễ ăn trong bữa cơm. Nếu không ăn được theo cách trên thì có thể thực hiện cách khác như giã nát khoảng 30g rau má tươi, đem đắp vào cuống rốn, thực hiện liên tục trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả rất tốt.

1.2 Rau má trị sốt

Rau má có tác dụng gì? Một trong những công dụng phổ biến được nhiều người áp dụng nhất đó là dùng rau má để hạ sốt nhanh chóng, bởi rau má có tính mát từ đó hạ nhiệt cho cơ thể hiệu quả.

Hãy rửa sạch khoảng 30g rau má, giã nát và hòa với nước đun sôi để nguội, chắt lấy phần nước để uống.

Nếu những người bị nóng trong hoặc cảm mạo có thể thực hiện như trên nhưng nhớ bỏ thêm một ít đường và khoảng 10g bột sắn dây vào để uống kèm sẽ có tác dụng làm mát và giải cảm hiệu quả.

rau ma co tac dung gi 2
Một trong những công dụng phổ biến được nhiều người áp dụng nhất đó là dùng rau má để hạ sốt nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet
 

1.3 Rau má trị huyết trắng

Trong rau má chứa chất triterpenoids có công dụng chữa lành các vết thương trong cơ thể, vì vậy những chị em mắc một số bệnh như viêm nhiễm tử cung để tăng sức đề kháng, nhanh lành vết thương cũng như giảm đau binh kinh và trị khí hư ra nhiều thì nên sử dụng rau má. 

Cách dùng như sau: Bạn hãy lấy rau má rửa sạch, đem phơi khô, nghiền nát thành bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 thìa bột rau má pha với nước ấm vào sáng sớm. Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy giảm dần các triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng hay khí hư hết mùi khó chịu. 

1.4 Rau má trị mụn nhọt

Những người bị mụn nhọt, mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ đều có thể sử dụng rau má để điều trị rất hiệu quả đặc biệt là những người bị mụn trứng cá do nội tiết sử dụng rất tốt. Rau má có tính mát nên giúp cơ thể giải độc, làm mát gan từ đó giảm mụn hiệu quả.

Bạn hãy lấy khoảng 30-100g rau má tươi mang rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, chắt lấy nước uống, bạn có thể cho thêm ít đường vào cho dễ uống. Thực hiện hằng ngày sẽ có công dụng trị mụn nhọt, rôm sảy rất tốt.

Rau má có tính mát nên giúp cơ thể giải độc, làm mát gan từ đó giảm mụn hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

1.5 Rau má chữa bệnh suy tĩnh mạch

Rau má có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như suy tĩnh mạch, chuột rút, phù mắt cá. Các bác sĩ khuyên rằng bạn  nên dùng khoảng 180mg rau má mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng như giãn, phù tĩnh mạch; cao huyết áp.

1.6  Rau má giúp mát gan, giải độc cơ thể 

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng để giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc một cách hiệu quả. Ngoài ra rau má còn có công dụng đào thải muối, mỡ thừa ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên và an toàn. 

Sử dụng 30-100mg rau má giã nát, pha với nước để uống hoặc đun lên uống thay nước lọc mỗi ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố, mát gan.


Rau má giúp mát gan, giải độc cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

1.7 Rau má giúp hạ huyết áp

Rau má có khả năng làm giảm huyết áp và bảo vệ thành mạch khỏe mạnh. Trong rau má còn chứa các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như mangan và các loại Vitamin B2, B1, K, C,... 

Dùng 16g rau má +  12g lá tre + 12g rễ kiến cò + 16g rễ nhàu + 12g rễ cỏ xước + 12g lá dầu và 12g rễ tranh sắc thành nước uống hàng ngày. Theo dõi máy đo huyết áp để thấy được hiệu quả mà rau má mang lại.

1.8 Chữa đau bụng, đau lưng ngày hành kinh

Hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng trong ngày "đèn đỏ" rất dễ gặp ở chị em. Vì vậy vào những ngày này, bạn có thể sử dụng rau má để làm giảm các triệu chứng trên bằng cách sử dụng bột rau má (rau má rửa sạch phơi khô và đem nghiền thành bột để dùng dần) pha với nước uống 30g/lần vào buổi sáng.

1.9 Rau má chữa xuất huyết nhẹ

Đối với các trường hợp bị xuất huyết nhẹ, bạn hãy lấy 1 ít rau má cùng 1 nắm mẫu thảo giã nát rồi lấy nước cốt uống sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị chứng xuất huyết nhẹ.

1.10  Rau má ngăn ngừa lão hóa và làm đẹp da

Rau má có tác dụng gì? Rau má còn được xem như một mỹ phẩm làm đẹp của phụ nữ bởi chúng có công dụng cấp độ ẩm cho da, làm mờ sẹo mụn, trị mụn và làm chậm quá trình lão hóa. 

Rau má làm trắng da: Lấy một nắm rau má, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 1 lúc để diệt khuẩn, sau đó giã nát rồi đắp lên da mặt. 

Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp da được cung cấp độ ẩm cũng như làm da căng mịn, sáng hơn.

Rau má trị sẹo thâm: Rau má rửa sạch, phơi khô và nghiền nát. Rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp rau má lên mặt thành một lớp mặt nạ, giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa sạch mặt.

Thực hiện ngày 2 lần, sau 4 tháng bạn sẽ thấy những vết sẹo thâm dù lâu năm cũng biến mất.

rau ma co tac dung gi 5

Rau má ngăn ngừa lão hóa và làm đẹp da- Ảnh minh họa: Internet

Rau má trị sẹo lồi: Lấy nước ép rau má tươi hòa với 1 thìa mật ong rồi thoa lên vùng sẹo lồi, massage nhẹ nhàng và giữ nguyên trong 30 phút, rửa lại với nước ấm.

Rau má trị sẹo lõm: Rửa sạch một nắm rau má, ngâm với nước muối loãng một lúc. Chia rau má thành 2 phần bằng nhau: 1 phần đem xay nhuyễn, cho thêm ít đường rồi uống, phần còn lại đem giã nát và đắp lên vị trị sẹo lõm. Để yên trong vòng 15 phút rồi rửa sạch với nước.

2. Một số lưu ý khi dùng rau má

Mặc dù rau má có nhiều công dụng như trên nhưng chúng có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ, dưới đây là một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng rau má:

2.1 Phụ nữ có thai tránh dùng rau má

'Rau má có tốt cho bà bầu không' là thắc mắc của nhiều người. Có một lưu ý rằng, mẹ đang mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu được khuyên nên tránh sử dụng nhiều rau má vì có thể tiềm ẩn khả năng gây sảy thai, động thai.

rau ma co tac dung gi 6
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng rau má - Ảnh minh họa: Internet

2.2 Người bị tiểu đường không nên sử dụng rau má

Nếu sử dụng nhiều rau má trong một thời gian dài có thể gây tăng lượng cholesterol cũng như mức đường huyết trong máu. Vì vậy nếu bệnh nhân tiểu đường uống nước rau má có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

2.3 Có thể gây nhức đầu khi dùng quá nhiều rau má

Là một loại nước thanh mát vào mùa hè nhưng mọi người không nên lạm dụng rau má trong một thời gian dài bởi rau má có thể gây ra triệu chứng nhức đầu, thậm chí ý thức mất kiểm soát. 

2.4 Lạm dụng rau má có thể gây tiêu chảy

Vì rau má có tính hàn, vị đắng nên nếu ăn hoặc uống quá nhiều rau má có thể gây ra triệu chứng đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy. Khi uống nước rau má, bạn nên cho thêm một lát gừng để làm trung hòa tính hàn là tốt nhất.

Trên đây là những lời giải đáp cho thắc mắc "Rau má có tác dụng gì?" của nhiều người. Mặc dù rau má mang nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, tuy nhiên không phải cứ dùng nhiều là tốt. Bạn phải biết cách sử dụng rau má đúng liều lượng và đúng đối tượng mới mang lại hiệu quả tốt. 

Bảo Nhàn

Tin liên quan

Dưa xanh, cà muối xổi tiềm ẩn mối nguy sức khỏe

Cà muối còn xanh chứa độc chất solanin, dưa cà để lâu bị khú sinh nhiều vi khuẩn và nấm,...

Những tác dụng đặc biệt của rau bina khiến bạn phải ăn ngay hôm nay

Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rau bina là rau gì, chế biến món gì ngon và tác dụng...

Tất tần tật các công dụng của dưa hấu, bạn sẽ tiếc vì không biết sớm hơn

Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưa hấu còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe....

9 tác dụng bất ngờ của rau răm đối với sức khỏe

'Rau răm có tác dụng gì?' là thắc mắc của nhiều người. Có lẽ bạn phải bất ngờ với những...

Tác dụng của cây kim tiền thảo vượt xa những gì chúng ta đã biết

Kim tiền thảo được coi là một cây thuốc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con...

Tại sao bánh trung thu hết hạn vẫn không nấm mốc

Nhiều bánh trung thu đã hết hạn nhưng do bao bì còn nguyên, gói hút oxy đủ khả năng giữ...

Tác hại của cà phê nhiều nhưng toàn bị 'nhắm mắt làm ngơ'

Tác hại của cà phê có người biết, có người biết ít, có người chưa biết… nhưng vẫn sử dụng...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình