Nhưng làm thế nào để biết liệu việc giảm cân có đi đúng hướng hay không? Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy việc giảm cân của bạn là không bền vững.
Chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt
Thường thì dấu hiệu đầu tiên của giảm cân không bền vững là việc tuân theo một chế độ ăn kiêng khó duy trì.
Nếu bạn quyết định giảm cân bằng cách ăn kiêng vội vã, nhịn ăn hoặc cắt giảm các nhóm thực phẩm chính ra khỏi chế độ ăn, bạn có thể giảm cân, tuy nhiên khi quảy trở lại kế hoạch ăn uống điển hình hơn, cân nặng sẽ tăng trở lại.
Thêm vào đó, nếu bạn nhận được quá ít các chất dinh dưỡng đa lượng và calo; thì giảm cân sẽ không bền vững. Chuyển hóa sẽ bị chậm lại, bạn sẽ đòi hỏi ngày càng ít thức ăn hơn để duy trì cân nặng, và cuối cùng bạn sẽ bắt đầu ngày càng thấy đói hơn, điều này có thể dẫn đến sự bật tăng trở lại.
Bạn luôn cáu kỉnh
Giảm cân là để khiến bạn cảm thấy tốt hơn, đúng không? Nhưng giảm cân xảy ra với tốc độ “quá nhanh quá nguy hiểm”, bạn sẽ dễ bị cáu kỉnh hơn.
Sự khó chịu đi kèm với mức độ giảm cân ở một số người, đặc biệt là khi chế độ ăn uống không cân đối với không đủ chất đạm và carbohydrat và khi bạn đang tự tước đi những loại thực phẩm ưa thích.
Bạn chưa giải quyết được những khía cạnh về tinh thần và cảm xúc của việc tăng cân.
Nếu bạn bị chấn thương về thể chất hoặc tâm lý phải sống chung, hoặc nếu bạn bị mắc kẹt trong một kiểu ăn uống theo cảm xúc, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn chỉ đang giảm cân tạm thời theo một kế hoạch cụ thể, nhưng bạn có thể tăng cân khi kế hoạch giảm cân của bạn kết thúc.
Sẽ luôn có lợi khi tìm kiếm một chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức, người có thể giúp bạn xây dựng chiến lược chống lại các kiểu ăn uống theo cảm xúc để việc giảm cân trở thành một phần của lối sống lâu dài.
Quần áo không vừa theo một cách khác
2kg mỡ sẽ thay đổi cách quần áo vừa với bạn. Nếu con số trên cân tụt xuống nhưng bạn cần phải nói với mọi người rằng mình đang giảm cân (chứ không phải là mọi người nói với bạn), thì việc giảm cân đó sẽ không phải là vĩnh viễn. Nói cách khác, hãy sử dụng quần áo như một hướng dẫn để xác định mức độ hiệu quả của chế độ ăn kiêng.
Bạn làm quá nhiều thứ một lúc
Bạn có bao giờ để ý rằng luôn có một khoảng thời gian “trăng mật” khi bắt đầu một chế độ ăn kiêng? Thông thường, trong thời gian ngắn ngủi đó, bạn cảm thấy như mình có thể giải quyết (và gắn bó với) tất cả các nguyên tắc. Thật không may, thái độ này thường nhanh chóng kết thúc.
Hầu hết các chế độ ăn kiêng yêu cầu chúng ta thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình vào một ngày đẹp trời: cách chúng ta mua sắm, nấu ăn và ăn uống, tất cả đều phải thay đổi - ngay lập tức.
Tuy nhiên, chúng ta thường thay đổi theo nhiều giai đoạn và không sâu rộng. Nếu bạn cảm thấy bị choáng ngợp sau khi bắt đầu một chế độ ăn mới, thì đó không phải là lỗi của bạn. Hãy lùi lại một bước và cố gắng thay đổi từng thứ một mỗi lần.
Bạn không có kế hoạch duy trì sau khi giảm cân
Hãy hỏi bất cứ ai có kinh nghiệm giảm cân và tăng cân, và rất có thể họ sẽ nói với bạn rằng giảm cân không khó bằng giữ cân nặng giảm.
Không có một kế hoạch tập thể dục và dinh dưỡng lâu dài để duy trì giảm cân thường sẽ dẫn đến tăng cân trở lại.
Điều này thấy rõ nhất ở những người không thể chờ đến khi việc ăn kiêng kết thúc. Thay vì tập trung vào thay đổi lối sống, họ chỉ nghĩ đến giảm cân càng nhanh càng tốt để có thể ngừng ăn kiêng.
Bạn không săn chắc hoặc không tăng cơ
Giảm cân là một chuyện, nhưng thay đổi cấu tạo cơ thể mới là điều giúp giảm cân bền vững.
Nếu bạn không thấy cơ thể mình săn chắc hơn, thì giảm cân có thể chỉ là giảm cơ. Có nghĩa là, bạn không thực hiện đủ các bài tập mang trọng lượng cơ thể để xây dựng cơ bắp hoặc bạn không nhận được đủ lượng calo, chất béo và đạm.
Bạn cắt giảm tất cả các nhóm thực phẩm.
Chế độ ăn kiêng của bạn có gồm một danh sách dài các loại thực phẩm phải hạn chế? Cắt giảm tất cả các nhóm thực phẩm là một trong những lý do để rất nhiều kế hoạch giảm cân có hiệu quả tạm thời. Một thay đổi sâu rộng như cắt bỏ toàn bộ các nhóm thực phẩm có nghĩa là bạn đang để lại một khoảng trống calo trong chế độ ăn dẫn đến giảm cân.
Tuy nhiên, rất khó theo đuổi những kế hoạch này về lâu dài hạn và cân nặng thường tăng (cùng với gánh nặng tâm lý về ăn uống đối với những nhóm thực phẩm cụ thể đó).
Bạn không thích thực phẩm mà mình ăn
Nếu bạn thích ăn uống (mà ai lại không thích cơ chứ?) thì rất khó nói lời tạm biệt với những thứ đồ ăn tiện lợi yêu thích để giảm cân.
Tuy bạn có thể “ngaaoj bồ hòn làm ngọt” và cố sống với những đồ ăn nhàm chán và vô vị trong một thời gian ngắn, song sớm muốn bạn cũng sẽ muốn có những bữa ăn ngon lành và thỏa mãn. Đó là lý do tại sao cần kết hợp một số loại thực phẩm ưa thích vào kế hoạch giảm cân và tìm hiểu cách chế biến những bữa ăn lành mạnh, ngon miệng.
Bạn có ý nghĩ “tất cả hoặc không có gì”
Đã bao nhiêu lần bạn tự hứa sẽ bắt đầu ăn kiêng vào thứ Hai, chỉ để thất hứa vào thứ Tư? Nếu bạn ăn kiêng theo kiểu tùy hứng, thì gần như chắc chắn việc giảm cân của bạn chỉ là tạm thời. Không ai có thể ăn uống hoàn hảo hết ngày này qua ngày khác, hết bữa này qua bữa khác.
Hãy chấp nhận rằng sẽ có những lúc bạn ”lạc lối” và quyết định trở lại “con đường đúng đắn” ngay khi nhận ra.