Phụ Nữ Sức Khỏe

10 cách chữa đầy bụng cho bà bầu đơn giản và hiệu quả

Hầu hết các chị em mang thai lần đầu đều rất bỡ ngỡ với sự thay đổi nhanh chóng của cơ thể mình. Trong đó phải kể đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng khó chịu. Vậy có cách chữa đầy bụng cho bà bầu nào vừa an toàn vừa hiệu quả?

Đầy bụng, ăn không tiêu là vấn đề thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Tình trạng này gây ra không ít khó chịu cho mẹ bầu vì khiến mẹ luôn trong tình trạng bụng chướng đau, muốn “xả khí” và không thoải mái khi ở chỗ đông người.

Nguyên nhân gây đầy bụng ở bà bầu

Những lý do chính khiến bà bầu bị đầy bụng được liệt kê dưới đây:

1. Béo phì

Khi mang thai, các chị em thường xuyên cảm thấy đói bụng, đặc biệt là những và mẹ bị thừa cân, béo phì sẽ nhanh đói hơn. Khi đó, các chị em có xu hướng ăn thức ăn vặt khá nhiều.

Điều này dễ dẫn đến tình trạng tăng cân và cảm giác đầy bụng khó chịu do ăn thực phẩm khó tiêu hóa hoặc do nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày.

2. Mất cân bằng nội tiết tố

Mang thai sẽ kích thích sự sản sinh và giải phóng hormone progesterone giúp thư giãn các cơ và làm chậm quá trình tiêu hóa đáng kể. Các thực phẩm tiêu thụ vẫn còn tồn đọng trong đường tiêu hóa trong một thời gian dài, gây ra đầy hơi chướng bụng thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Đầy bụng, ăn không tiêu là vấn đề thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

3. Bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, lượng đường trong máu cao vượt quá giới hạn được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ. Những phụ nữ mắc chứng bệnh này thường than phiền về vấn đề đầy bụng khó tiêu, đặc biệt thường xảy ra nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu

1. Tăng lượng nước uống vào

Giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách uống nhiều nước, uống đều đặn trong ngày. Trên thực tế, hãy bắt đầu ngày mới bằng một ly nước ấm và luôn giữ một chai nước bên cạnh suốt cả ngày.

Luôn giữ cho cơ thể đủ nước - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài nước lọc, nước ép trái cây tươi cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và ngăn ngừa đầy bụng hiệu quả.

2. Ngừng tiêu thụ các loại đường tinh chế

Các loại đường tinh chế có trong bánh kẹo, đồ uống kèm theo các hương vị nhân tạo có thể gây đầy hơi và khó tiêu cho bà bầu. Thêm vào đó, mẹ nên tránh nhai kẹo cao su vì chúng có chứa sorbitol khiến mẹ bị đầy bụng.

Hạn chế tiêu thụ các loại đường tinh chế trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

3. Giảm thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ

Tránh ăn thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại đáng kể trong thai kỳ, gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng kéo dài.

Thực phẩm chiên làm quá trình tiêu hóa chậm lại  - Ảnh minh họa: Internet

4. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Thêm cà rốt, táo, lê, bột yến mạch, rau ăn lá... vào chế độ ăn uống của mẹ bầu càng sớm càng tốt. Chất xơ giúp hấp thụ nước vào hệ thống tiêu hóa khiến thức ăn di chuyển qua ruột một cách dễ dàng, không bị dồn ứ lại.

Chất xơ giúp thức ăn di chuyển qua ruột một cách dễ dàng - Ảnh minh họa: Internet

Ăn thực phẩm giàu chất xơ còn làm cho nhu động được kích thích, mẹ bầu sẽ giảm đáng kể tình trạng đầy bụng so với việc chỉ tiêu thụ đạm từ thịt cá. Nếu cơ thể mẹ không quen với việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hãy bổ sung các loại trái cây và rau quả một cách từ từ.

5. Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày, bà bầu có thể chia chúng thành 6 bữa nhỏ hơn. Ăn các bữa ăn của bạn với một tốc độ từ tốn, không nuốt thức ăn quá vội và đảm bảo phải nhai kĩ và đúng cách trước khi nuốt. Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để tiêu thụ trong thai kì.

6. Nước chanh

Vắt cả quả chanh vào một cái bát, thêm một cốc nước lọc và nửa thìa baking soda vào, khuấy cho baking soda tan hoàn toàn. Hỗn hợp này giúp mẹ bầu giảm nhanh và gần như hoàn toàn tình trạng đầy hơi khó chịu đang diễn ra.

Hỗn hợp chanh và baking soda giúp xua tan đầy hơi nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet

Uống nước chanh với nước ấm và mật ong vào sáng sớm cũng là phương pháp giản đơn nhưng hiệu quả giúp mẹ tránh được các vấn đề khó chịu ở hệ tiêu hóa.

7. Trà thảo mộc

Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà cực kỳ phổ biến để giải quyết các vấn đề dạ dày khi mang thai.

Trà thảo mộc bạc hà, dâu đen, quả mâm xôi và trà hoa cúc… là các loại trà nổi tiếng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Không đun sôi trà thảo mộc trên lửa trực tiếp quá lâu vì điều này sẽ phá hủy các đặc tính chữa bệnh của nó.

Chỉ nên hãm trà với nước sôi, không nên đun trực tiếp trên bếp - Ảnh minh họa: Internet

Tiêu thụ các loại trà này 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất. Có thể thêm một ít mật ong để tăng hương vị và dễ uống hơn, giúp xoa dịu đường ruột hiệu quả.

8. Rau mùi (ngò)

Rau mùi thường có sẵn trong bếp của hầu hết các gia đình và là một phương thuốc tự nhiên để điều trị đầy hơi chướng bụng hiệu quả.

Rau mùi rất tốt cho hệ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ bầu có thể ăn sống hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày để giữ cho việc tiêu hóa được thuận lợi, giảm cảm giác nóng rát trong dạ dày và xua tan chứng đầy bụng khó tiêu.

9. Lựa chọn đúng thực phẩm

Mang thai là thời điểm chị em nên theo dõi cẩn thận chế độ ăn uống của mình và chọn lựa những thực phẩm phù hợp để tiêu thụ.

Thực phẩm tươi luôn là lựa chọn tốt nhất so với thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh. Thực phẩm hữu cơ không biến đổi gen và không có thuốc trừ sâu nên được ưu tiên hàng đầu trong thai kỳ.

Những loại thực phẩm này sẽ làm giảm chứng khó tiêu và đầy hơi theo cách hoàn toàn tự nhiên.

10. Yoga và tập thể dục

Nếu mẹ bầu chỉ nằm hoặc ngồi suốt cả ngày, điều này dẫn đến hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị trì trệ, hình thành khí dư thừa gây đầy bụng.

Những động tác Yoga dành riêng cho bà bầu mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Các bài tập nhẹ như đi bộ hàng ngày quanh công viên, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau bữa tối được khuyên là lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Nên tránh các bài tập nặng, thay vào đó hãy lựa chọn tập yoga với những động tác dành riêng cho phụ nữ có thai.

Những cách chữa đầy bụng cho bà bầu kể trên cũng là những biện pháp giúp mẹ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, góp phần giúp thai kì khỏe mạnh và dễ chịu hơn.

Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/top-home-remedies-for-gastric-problem-during-pregnancy/

Thảo Đỗ (Theo Parenting FirstCry)

Tin liên quan

Phụ nữ sau sinh tắm gội như thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Các bà mẹ sau sinh ở nước ta thường được khuyên không nên tắm trong 1 tháng đầu sau sinh....

Đau nửa đầu bên trái khi mang thai phải làm sao?

Những loại thuốc giảm đau thông thường có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Vì vậy, khi bị...

Bà bầu ăn nhân sâm trong thai kỳ có an toàn không?

Nhân sâm là một trong những vị thuốc bổ quý, tốt cho sức khỏe mọi người. Tuy nhiên không phải...

Trẻ sinh con ở tuổi 13 không phải hiếm

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bác sĩ đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ vị thành niên...

Mách chị em những cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Rạn da là đề tài muôn thuở của các chị em phụ nữ khi mang thai. Một số bà bầu...

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chỉ rõ vì sao mổ lấy thai tăng cao

Theo PGS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, tình trạng mổ lấy thai ở nước...

Thuộc lòng cách tính ngày an toàn để tránh mang thai

Cách tính ngày an toàn để tránh mang thai là một trong những phương pháp tránh thai được nhiều chị...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

10 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

14 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

14 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

14 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

14 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

14 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

14 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

14 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình