Phụ Nữ Sức Khỏe

Phụ nữ sau sinh tắm gội như thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Các bà mẹ sau sinh ở nước ta thường được khuyên không nên tắm trong 1 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ nước ngoài lại có thể tắm ngay khi vừa sinh em bé. Vậy sản phụ sau sinh nên tắm như thế nào?

Sản phụ có thể tắm ngay sau khi sinh hay không?

Việc sinh nở sẽ khiến cơ thể phụ nữ có vết thương hoặc vết mổ cần được chữa lành đúng cách. Hầu hết các bác sĩ nước ngoài khuyên bà mẹ nên tắm nếu có thể ngay sau khi sinh xong. Điều này giúp sản phụ sẵn sàng hơn khi bắt đầu quá trình hồi phục cơ thể.

Phụ nữ sau sinh tắm thường xuyên hiếm khi dẫn đến bất kỳ tác hại nào nhưng việc tắm bồn cần phải tránh tuyệt đối do nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Sản phụ sau khi sinh nên tắm ngay khi cơ thể ổn định trở lại - Ảnh minh họa: Internet

Đối với những phụ nữ sinh thường qua ngã âm đạo, hầu hết các bác sĩ yêu cầu mẹ đi tắm bất cứ khi nào có thể, trừ việc ngâm mình trong bồn tắm, đặc biệt là bà mẹ được làm thủ thuật khâu tầng sinh môn.

Tương tự với những phụ nữ sinh mổ, các vết khâu hiện diện trên cơ thể mẹ vẫn chưa lành hoàn toàn, các bác sĩ không muốn có bất kỳ cơ hội nào dẫn đến phơi nhiễm vi khuẩn. Do đó, các bà mẹ nên tránh xa bồn tắm hoặc hồ bơi trong ít nhất khoảng 4 - 6 tuần.

Lợi ích của việc tắm sau khi sinh

Tắm sau khi sinh mang lại một loạt các lợi ích cho mẹ: Tắm giúp mẹ cảm thấy cơ thể được làm sạch hoàn toàn, mang lại sự tươi mát và hồi sinh năng lượng, sẵn sàng để chăm sóc trẻ.

Tắm nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể.

Tắm gội mang lại sự tươi mát và hồi sinh năng lượng - Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể có xu hướng khá đau đớn và mệt mỏi do các tổn thương khi sinh con, việc tắm với làn nước ấm len lỏi sẽ giúp mẹ xoa dịu cơ thể, thư giãn cơ bắp và giảm cơn đau, gột rửa hết mồ hôi và chất bẩn bám trên da của sản phụ.

Sản phụ hãy làm sạch cơ thể, đặc biệt là khu vực núm vú và bầu vú. Vì em bé sẽ được cho bú mẹ từ rất sớm.

Phụ nữ sau sinh tắm gội như thế nào?

Tắm gội sau khi sinh thường

Sinh con qua ngã âm đạo không phải là điều dễ dàng đối với phụ nữ. Nếu bà mẹ may mắn sinh con mà chỉ mất một lượng máu tối thiểu hoặc không tổn thương âm đạo quá nhiều thì có thể đi lại như một người bình thường sau vài giờ sinh nở. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ dễ dàng đi tắm và nhanh chóng cảm thấy sảng khoái.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt tầng sinh môn được tiến hành ở đáy chậu của phụ nữ nếu âm đạo quá hẹp trong khi sinh, bác sĩ phải cắt rộng ra để tạo điều kiện cho em bé chào đời.

Điều này dẫn đến những cơn đau sau sinh và gây khó khăn cho việc đi lại trong một vài ngày. Khi bà mẹ đã có thể đi bộ vào nhà vệ sinh mà không cần hỗ trợ, đó có thể là thời điểm tốt để tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tắm rửa cho bà mẹ sau sinh có vết khâu tầng sinh môn.

Chỉ nên tắm bằng vòi sen hoặc gáo nước, không tắm bồn sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bà mẹ nên tắm để đảm bảo rằng các mũi khâu ở khu vực âm đạo được làm sạch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hãy nhẹ nhàng khi tắm ở khu vực xung quanh âm đạo và lau khô hoàn toàn sau khi tắm.

Tắm gội sau khi sinh mổ

Trải qua một ca sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn, vấn đề ưu tiên nhất sau khi sinh là đảm bảo vết mổ lành và phục hồi. Trong một vài ngày đầu tiên, bà mẹ được khuyên nên nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường. Sau đó, các bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bắt đầu đi bộ xung quanh.

Bác sĩ sẽ theo dõi sự phục hồi của của mẹ và yêu cầu mẹ đi tắm khi thích hợp, đảm bảo vết mổ luôn được giữ sạch sẽ và khô ráo.

Cách tắm an toàn sau khi sinh

Khi tắm lần đầu tiên sau khi sinh, mẹ cần cẩn thận nhất có thể để tránh khỏi bất kỳ tổn thương cũng như bất kỳ nhiễm trùng nào. Nước sử dụng để tắm phải là nước sạch và không nên quá nóng. Phòng tắm kín gió và được làm sạch bằng chất khử trùng.

Không nên sử dụng bất kỳ loại sữa tắm hay dầu thơm có mùi hương quá mạnh. Vì chúng có thể phản ứng với da hoặc vết thương của mẹ theo một cách có hại cho quá trình hồi phục.

Sau khi tắm xong, lau khô hoàn toàn và vệ sinh xung quanh vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo không để vết thương ẩm ướt.

Nếu có thể, đừng tự tắm một mình, sản phụ nên nhờ mẹ hoặc chồng giúp đỡ trong những lần tắm đầu tiên sau sinh vì lúc này cơ thể còn khá yếu ớt. Nên tắm nhanh nhất có thể để tránh bị nhiễm lạnh. Sau khi gội đầu xong, bà mẹ cần nhanh chóng sấy khô tóc.

Sấy khô tóc ngay sau khi tắm là điều khá quan trọng mà một số sản phụ bỏ qua - Ảnh minh họa: Internet

Đảm bảo nước không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ nước chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ cơ thể có thể khiến sản phụ bị chóng mặt. Tình trạng này rất dễ xảy ra khi tắm vì mẹ đã mất một lượng máu lớn khi sinh con.

Luôn cẩn thận và sử dụng giày dép không trơn trượt khi vào phòng tắm. Sử dụng ghế đẩu hoặc ghế nhựa để ngồi và dùng vòi hoa sen tắm nhẹ nhàng.

Ghế nhựa và dép mang trong phòng tắm là những thứ sản phụ cần chuẩn bị để bắt đầu tắm trở lại sau khi sinh xong - Ảnh minh họa: Internet

Những lần tắm đầu tiên sau khi sinh có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo, điều này là bình thường và bà mẹ không cần quá lo lắng. Đặc biệt, không đợi đến lúc tắm, sản phụ cần vệ sinh vùng kín 4 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, chiều, tối và trước khi đi ngủ bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có độ pH phù hợp.

Có thể dePhụ nữ sau sinh tắm gội như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hồi phục của mẹ và ảnh hưởng gián tiếp đến em bé sơ sinh.

Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/bath-after-delivery-benefits-and-precautions/

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo (Theo Parenting FirstCry)

Tin liên quan

Đau nửa đầu bên trái khi mang thai phải làm sao?

Những loại thuốc giảm đau thông thường có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Vì vậy, khi bị...

Bà bầu ăn nhân sâm trong thai kỳ có an toàn không?

Nhân sâm là một trong những vị thuốc bổ quý, tốt cho sức khỏe mọi người. Tuy nhiên không phải...

Bà bầu ăn lá hẹ có tốt không?

Hẹ là một loại rau thường thấy trong các bữa ăn của người Việt. Một vài món ăn sẽ không...

Trẻ sinh con ở tuổi 13 không phải hiếm

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bác sĩ đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ vị thành niên...

Mách chị em những cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Rạn da là đề tài muôn thuở của các chị em phụ nữ khi mang thai. Một số bà bầu...

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chỉ rõ vì sao mổ lấy thai tăng cao

Theo PGS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, tình trạng mổ lấy thai ở nước...

Sản phụ Việt Nam sinh 3 bé trai cùng trứng, thế giới mới có một trường hợp

Mang thai đến tuần 35, chị T. có dấu hiệu sinh non, đau bụng, vỡ ối. Thai phụ nhập viện...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

1 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

1 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

1 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 14 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 14 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 16 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình