Phụ Nữ Sức Khỏe

Mách chị em những cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Rạn da là đề tài muôn thuở của các chị em phụ nữ khi mang thai. Một số bà bầu còn không dám soi gương vì quá sợ hãi với các vết ran trên cơ thể mình. Tuy nhiên, rạn da hoàn toàn có thế được cải thiện và giảm bớt phần nào khi áp dụng các cách trị rạn da ở bà bầu đơn giản sau đây.

Tổng quan về những vết rạn da khi mang thai

Các vết rạn da là những dấu vết xuất hiện trên da của bà bầu khi da bị kéo căng trong thai kỳ. Khi cơ thể bà bầu phát triển nhanh, làn da của mẹ thường bị kéo căng theo sự gia tăng kích thước của thai nhi. Vết rạn da là kết quả của lớp biểu bì giữa hoặc lớp mô bên dưới bị rách do bị kéo căng quá mức chịu đựng.

Rạn da là nỗi ám ảnh đáng sợ của hầu hết các bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù chúng có vẻ đáng sợ và gây khó chịu cho bà bầu, nhưng những vết rạn da không gây hại và không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe.

Vết rạn da không chỉ xuất hiện ở bà bầu. Việc tăng cân nhanh chóng, kể cả việc tăng cơ bắp do tập luyện hoặc tăng quá mức lượng chất béo trong cơ thể cũng có thể dẫn đến rạn da. Một số thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì thường bị rạn da do tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của cơ thể.

Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Cho đến nay, người ta vẫn không hoàn toàn hiểu rõ lý do vì sao 10% số phụ nữ còn lại đã may mắn trải qua toàn bộ thai kỳ mà không xuất hiện bất kỳ vết rạn da nào.

Có đến 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy những phụ nữ có mẹ và/hoặc chị gái bị rạn da khi mang thai có nhiều khả năng gặp vấn đề tương tự. Yếu tố di truyền có thể góp phần tác động đến những vết rạn da khi mang thai.

Thông thường, các vết rạn da sẽ bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 6 hoặc thứ 7, khi sự tăng trưởng của bé tăng đột biến. Vị trí rạn thường tập trung ở bụng, đùi, mông, hông và ngực của mẹ.

Những bước sau đây có thể giúp mẹ giảm thiểu sự hình thành cũng như ngăn chặn sự phát triển lan rộng của các vết rạn da trong thai kỳ. Tuy nhiên, muốn điều trị triệt để và khôi phục làn da láng mịn như ban đầu, mẹ phải đợi đến sau khi sinh em bé.

Cách trị rạn da ở bà bầu tại nhà

Có một số biện pháp khắc phục rạn da tại nhà hiệu quả mà mẹ có thể thử để giảm sự xuất hiện của các vết rạn da trước và sau sinh.

1. Sử dụng các loại dầu

Xoa bóp các khu vực bị ảnh hưởng với các loại dầu làm cho làn da của mẹ mịn màng và giúp giảm các vết rạn da. Một số loại dầu được sử dụng phổ biến bao gồm:

Dầu olive

Dầu olive (ô liu) giữ ẩm và tẩy tế bào chết rất tốt, ngoài ra nó còn giúp cải thiện lưu thông máu và loại bỏ các vết rạn da hiệu quả. Lấy một ít dầu olive rồi chà xát 2 bàn tay lại để làm ấm dầu, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp khu vực bị rạn da. Để yên trong 30 phút để các vitamin A, D và E trong dầu được hấp thu vào da, tắm lại bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.

Dầu olive là một lựa chọn đơn giản và an toàn trong hành trình chống lại các vết rạn da ở bà bầu -  Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù quá trình xoa dầu olive mất rất nhiều thời gian, nhưng nó sẽ mang lại kết quả giảm hẳn các vết rạn khi bà bầu kiên trì thực hiện thường xuyên. Thêm vào đó, mẹ bầu cũng có thể kết hợp dầu olive, nước, giấm, sau đó xoa lên vết rạn và để qua đêm.

Dầu Vitamin E

Chiết xuất dầu từ viên nang vitamin E có thể dễ dàng tìm mua ngoài hiệu thuốc Tây. Chích viên nang lấy phần dầu rồi trộn với loại kem dưỡng ẩm mà mẹ đang sử dụng, sau đó bôi lên các vết rạn da. Khi áp dụng cách làm này thường xuyên, vitamin E sẽ cho tác dụng làm mờ dần các vết rạn.

Vitamin E có tác dụng làm mờ dần các vết rạn - Ảnh minh họa: Internet

Dầu thầu dầu

Thoa dầu thầu dầu lên các vết rạn da và xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn trong khoảng 5 - 10 phút. Sử dụng túi nilong (có thể dùng màng bọc thực phẩm) để đắp lên vùng da vừa thoa dầu, lăn một chai nước nóng lên trên trong khoảng 30 - 40 phút.

Hơi nóng sẽ làm giãn nở lỗ chân lông giúp dầu được hấp thụ vào da. Làm sạch khu vực thoa dầu và lặp lại phương pháp này mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng để thấy kết quả tốt.

Kết hợp các loại dầu

Các loại dầu khác nhau như: dầu dừa, dầu hạnh nhân, bơ, thầu dầu và dầu vitamin E có thể được trộn theo tỷ lệ bằng nhau và xoa nhẹ lên trên da.

2. Nha đam (Lô Hội)

Nha đam thúc đẩy quá trình làm lành và làm dịu làn da của mẹ. Mẹ nên sử dụng nha đam tươi chứ không dùng các loại gel có sẵn trên thị trường.

Xoa trực tiếp phần thịt lá nhờn nhợt lên da, để trong 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng thường xuyên ở những vị trí bị rạn.

Nha đam thúc đẩy quá trình làm lành, làm dịu và giữa ẩm cho da rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ cũng có thể chuẩn bị một hỗn hợp gồm 50g gel nha đam tươi với dầu từ 5 viên nang vitamin A và 10 viên vitamin E. Thoa hỗn hợp lên da đến khi nó được hấp thụ hoàn toàn. Áp dụng 2 lần/ngày.

3. Mật ong

Đặc tính khử trùng của mật ong có tác dụng làm giảm vết rạn da hiệu quả. Lấy một miếng vải nhỏ thấm mật ong, sau đó đặt miếng vải lên khu vực bị ảnh hưởng và để yên cho đến khi khô. Rửa sạch vùng da bằng nước ấm.

4. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng rất giàu protein, giúp trẻ hóa làn da.

Làm sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước, chuẩn bị 2 lòng trắng trứng và đánh tan bằng nĩa, sau đó thoa một lớp lòng trắng trứng bằng cọ trang điểm, thoa nhiều lần để lớp lòng trắng bám dày trên da. Để khô và rửa sạch bằng nước lạnh.

Lòng trắng trứng có hiệu quả làm mờ vết cũ và ngăn chặn sự xuất hiện của các vết rạn da mới - Ảnh minh họa: Internet

Thoa một ít dầu oliu để giữ cho làn da mềm mại và giữ ẩm. Lặp lại phương pháp này mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần giúp cải thiện màu da của của mẹ và các dấu hiệu rạn da sẽ mờ dần đi.

5. Đường

Đường là một trong những biện pháp khắc phục các vết rạn da nhờ việc tẩy tế bào da chết, khiến da của mẹ trở nên thông thoáng và đàn hồi hơn.

Lấy 1 muỗng canh đường, trộn với một ít dầu hạnh nhân (dầu dừa hoặc dầu olive) và một vài giọt nước cốt chanh. Sử dụng hỗn hợp này tại vùng da bị rạn trước khi đi tắm để lấy đi các tế bào da chết. Thực hiện mỗi ngày trong 1 tháng.

6. Nước chanh

Tính axit của nước chanh có tác dụng tốt trong việc làm mờ các vết rạn da. Thoa nước chanh tươi lên vùng da bị rạn, để yên trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng mỗi ngày để có kết quả tốt hơn.

Tính axit của nước cốt chanh rất hiệu quả trong việc làm mờ vết rạn da - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ cũng có thể sử dụng hỗn hợp nước chanh và nước ép dưa chuột với tỷ lệ bằng nhau, thoa trực tiếp lên các vết rạn da.

7. Uống nhiều nước

Da cần được cung cấp đầy đủ nước để tăng độ đàn hồi và hạn chế xuất hiện các vết rạn da. Mẹ nên tiêu thụ ít nhất 10 đến 12 ly nước (~200 - 250ml/ly) mỗi ngày để giữ cho làn da luôn đủ ẩm, dẻo dai và đàn hồi. Cố gắng tránh xa trà, cà phê và soda vì chúng là những thức uống làm mất nước của cơ thể.

8. Khoai tây

Khoai tây chứa chất phytochemical, polyphenol và carotenoids, giúp cải thiện kết cấu da. Cắt một củ khoai tây thành hai nửa và chà mặt cắt của một nửa củ khoai lên các vết rạn. Nước từ khoai tây sẽ ngấm vào da, sau đó để khô và rửa sạch bằng nước ấm. Bà bầu có thể nhận thấy sự khác biệt trong một vài tháng.

Khoai tây giúp cải thiện kết cấu bề mặt da hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

9. Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm giúp cải thiện độ đàn hồi của da rất đáng kể. Mẹ nên chọn kem dưỡng tùy thuộc vào loại da, nếu da bạn khô, mẹ nên sử dụng loại kem dưỡng da có bơ ca cao, nếu da dầu, mẹ hãy sử dụng kem có chứa gel lô hội hoặc kem dưỡng ẩm chứa đất sét.

Kem dưỡng ẩm là người bạn không thể thiếu đối với bà bầu bị rạn da - Ảnh minh họa: Internet

10. Tự làm lotion tại nhà

Lấy khoảng 50g gel lô hội và 1/2 chén dầu ô liu nguyên chất, thêm dầu từ 6 viên nang vitamin E và 3 - 4 viên nang vitamin A. Trộn tất cả các thành phần này rồi cho chai thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh. Lotion dưỡng da này sẽ giúp mẹ loại bỏ vết rạn da tự nhiên và an toàn khi thoa mỗi ngày.

Các cách trị rạn da ở bà bầu kể trên sẽ giúp ích cho mẹ cải thiện tình trạng rạn da khi mang thai, vừa giúp mẹ làm đẹp, vừa an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/effective-ways-reduce-stretch-marks-post-pregnancy_00308/#gref

Thảo Đỗ (Theo MonJunction)

Tin liên quan

Những loại quả bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Một trong những thay đổi ở phụ nữ mang thai là chế độ ăn uống cần lựa chọn chính xác...

Bà bầu ăn quả nhót có an toàn cho sức khỏe không?

Khi mang thai, một số mẹ bầu thường cảm thấy thèm chua và quả nhót trở thành món khoái khẩu...

Bỏ túi những cách trị gàu cho bà bầu vừa đơn giản, vừa an toàn tại nhà

Da đầu khô, bong tróc vảy gàu có thể khiến mẹ bầu bối rối khi xuất hiện trước mặt mọi...

Bà bầu bị sốt có gây hại cho thai nhi không?

Nhiệt độ cơ thể trung bình của bà bầu (đo tại miệng) là 36 - 37 độ C. Nhưng khi...

Lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn sung: Mẹ đã biết chưa?

Sung là một loại quả rất quen thuộc, dễ tìm và rẻ tiền nhưng lại chứa rất nhiều vitamin và...

Bà bầu tắm nước nóng mỗi ngày có an toàn không?

Tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm là một ý tưởng tốt khi mẹ bầu bị đau...

Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn chuối trong thai kỳ

Nghiên cứu cho thấy chuối là loại trái cây tươi thường ăn nhất khi mang thai (chiếm tỷ lệ 95,4%),...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

10 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

14 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

14 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

14 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

14 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

14 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

14 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

14 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình