Phụ Nữ Sức Khỏe

1 bệnh viện tiếp nhận 9 người bị rắn cắn trong đêm bão số 3 đổ bộ

Khi bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, chỉ trong 1 đêm Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 9 trường hợp bị rắn, côn trùng cắn.

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết chỉ trong đêm 7-9 đến rạng sáng 8-9 (thời điểm Hà Nội bị ảnh hưởng nặng do bão số 3), Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật có độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.

Các bệnh nhân bị rắn cắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, ruộng trong và sau bão; khi tiếp xúc với các các bờ cây, bụi cỏ, đống rác, đống lá cây... Đáng lưu ý, có một bệnh nhân bị rắn độc chui vào nhà cắn khi đang ngủ.


Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc qua vết cắn. (Ảnh: Internet)

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không khí lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn.

Bên cạnh đó, môi trường sống tự nhiên của động vật bị phá vỡ và thu hẹp lại, nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục và các động vật gây hại buộc phải tới sống xen kẽ với khu vực dân cư. Do vậy, rất dễ xảy ra tiếp xúc với con người, gây tai nạn đáng tiếc.

“Các loài rắn độc và côn trùng có độc ưa hoạt động trong bóng tối, ban đêm. Trong điều kiện mưa bão, ánh sáng bị hạn chế, nhiều nơi buộc phải cắt điện để đảm bảo an toàn là yếu tố làm tăng nguy cơ người dân bị rắn, côn trùng độc cắn”, bác sĩ Nguyên cho biết.

Rắn cạp nong, cạp nia khi cắn không gây sưng đau, thậm chí không để lại dấu vết do răng của chúng quá nhỏ và nọc độc không gây biến dạng bất thường tại vết cắn. Trên thực tế, đã có người nằm trên nền nhà để ngủ, bị rắn cắn mà không biết, gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi bị rắn cạp nong, cạp nia, rắn hổ chúa, rắn hổ mang cắn, có thể gây liệt dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong khi đó, rắn lục cắn sẽ gây rối loạn đông máu, chảy máu nhiều.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý quan sát khi tiếp xúc các vị trí các góc khuất, đống rác, đống lá cây, bụi cây, đống gạch, khe, hang… vì đó là những nơi thường có rắn và động vật có độc cư trú.

Nên dùng gậy, đèn chiếu sáng để đi lại và làm việc, không dùng tay trần để đưa tay vào các khu vực nêu trên vì rất dễ gặp rắn và động vật đang ở đó tấn công.

Khi lao động, đi lại ban đêm thì nên mang ủng, đeo găng tay, đội mũ nếu ở rừng; đồng thời người dân nên đóng kín các cửa tầng 1 để tránh rắn chui qua khe vào nhà.

Theo Thanh Thanh/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Tại sao người bị tiểu đường nên thử tập tạ?

Việc kết hợp tập tạ vào thói quen của người bị tiểu đường mang lại rất nhiều lợi ích.

Uống cà phê giúp bạn giảm nguy cơ tử vong sớm

Uống cà phê có thể giúp bạn giảm nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là ở những người ngồi...

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do 'ăn tiết canh đầu tháng lấy may'

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toàn thân nổi ban xuất huyết hoại tử, suy đa tạng, được chẩn...

Thói quen khi ngủ giúp người Nhật ngủ ngon và sống thọ nhất hành tinh: Các nhà khoa học khuyên...

Việc mang tất khi ngủ giúp người Nhật giữ ấm đôi chân, cải thiện chất lượng giấc ngủ, thúc đẩy...

Thường xuyên thức giấc lúc 3 - 4 giờ sáng là chứng bệnh gì?

Mỗi một thời điểm tỉnh giấc trong đêm đều cho thấy một vài bộ phận trong cơ thể đang gặp...

5 bệnh thường gặp sau mưa bão, biết những điều này để an toàn cho cả nhà

Sự phát triển của nấm mốc và chất gây ô nhiễm còn sót lại sau những cơn bão lớn có...

Những cách xông hơi giải cảm hiệu quả bạn nên biết

Xông hơi giải cảm là một phương pháp trị cảm cúm hiệu quả được dân gian sử dụng từ nhiều...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình