Phụ Nữ Sức Khỏe

Xuất hiện nhiều vết nổi mụn nước lở loét trên cơ thể, bệnh nhi 10 tuổi được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn hiếm gặp

Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết - sốc nhiễm khuẩn - hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS).

Dẫn theo thông tin từ Sức khỏe và Đời sống, Bệnh viện Mạch Mai cho biết, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa vừa cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhi 10 tuổi (ở Tuyên Quang) bị nhiễm khuẩn huyết - sốc nhiễm khuẩn - hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS), bệnh cảnh vô cùng phức tạp do nhiễm một loại vi khuẩn hiếm gặp có tên khoa học là Chromobacterium violaceum.

Qua khai thác bệnh sử, người nhà của bệnh nhi cho biết: 6 ngày trước nhập viện (7/10), trẻ chơi đá bóng ở sân bùn đất bẩn. 5 ngày trước vào viện, trẻ sốt cao 41 độ C, nổi mụn nước nhỏ, dịch trong ở lưng, bụng, tay chân 2 bên. Gia đình nghĩ trẻ bị thủy đậu, tự mua Acyclovir uống, su bạc, xanh Methylen bôi nốt mụn nước không đỡ. Trẻ sốt dày hơn, 3-4 tiếng/cơn, mụn nước chuyển mụn mủ trắng.

Vết phỏng, loét trên lưng bệnh nhi gây nhầm lẫn với thủy đậu - Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Ngày 11/10, gia đình đưa trẻ đến BVĐK tỉnh Tuyên Quang khám, được chẩn đoán: Thủy đậu bội nhiễm - Nhiễm khuẩn huyết, điều trị tại đó 3 ngày bằng kháng sinh kết hợp nhưng tình trạng không cải thiện, trẻ vẫn sốt cao, các nốt phỏng bắt đầu xuất hiện tình trạng loét da, có mủ phía dưới rải rác ở lưng, đầu nên được chuyển đến Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 13/11 và sau đó được chuyển tới Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng trẻ khó thở nhiều, thở oxy mask bão hòa oxy chỉ được 84-85% kèm đau ngực, nhịp tim nhanh, trẻ sốt cao liên tục 39-40oC.

Bệnh nhi được chỉ định lọc máu liên tục ngay tại Trung tâm Nhi khoa - Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhi, ngay trong đêm kíp trực đã hội chẩn với Ban lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa và bệnh nhân được tiến hành đặt máy thở không xâm nhập. Khoảng 2 tiếng sau, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và thở máy, tuy nhiên bệnh nhân bị xuất huyết phổi nhiều, phổi chụp lên mờ lan tỏa 2 bên trường phổi, rơi vào tình trạng suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn nặng, mạch nhanh, huyết áp tụt phải phối hợp 2 loại vận mạch liều cao, bão hòa oxy giảm nhiều, chỉ được 60 - 70%, huyết áp trung bình giảm nặng.

Đến ngày hôm sau, bệnh nhi diễn biến nặng lên, xuất huyết phổi liên tục, bão hòa oxy chỉ còn 40 - 50% và rơi vào sốc nhiễm khuẩn nặng, kháng với các thuốc vận mạch, phải sử dụng phối hợp 3 loại kháng sinh và dùng các thuốc vận mạch liều rất cao.

Các vết loét nhiều lên, xuất hiện nhiều nốt mới, bệnh nhân diễn biến nặng, nguy cơ tử vong cao, sốc nhiễm khuẩn rất nặng và gần như kháng với các phương pháp điều trị thông thường. Ban lãnh đạo Trung tâm đã nhiều lần hội chẩn, chỉ định cho bệnh nhân dùng kết hợp các loại kháng sinh mạnh, kết hợp truyền Acyclovir và IVIG (một loại thuốc quý trong điều trị nhiễm khuẩn nặng). Ngay trong đêm, bệnh nhân được truyền Abumin và IVIG, tuy nhiên tình trạng oxy máu không cải thiện. Sau hơn một ngày kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau và thở máy thông số cao, bệnh nhân cũng không đáp ứng nhiều, vẫn trong tình trạng sốc rất nặng, bão hòa oxy trong máu vẫn giảm nặng.

 

Theo thông tin từ VietnamPlus, trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, các bác sỹ của Trung tâm đã quyết định lọc máu liên tục cho bệnh nhi. Kỹ thuật này đã được triển khai ngay tại Trung tâm Nhi khoa hơn một năm nay và đã cứu sống được nhiều ca bệnh nặng.

Kết quả cấy máu của bệnh nhân phát hiện ra một con vi khuẩn rất hiếm gặp, có tên khoa học là Chromobacterium violaceum, một trực khuẩn Gram âm, hiếm khí. Vi khuẩn này thường phân biệt với các vi khuẩn khác trong bùn đất, đặc biệt là Whitmore, rất ít trường hợp được báo cáo ở trẻ em. Theo các báo cáo trong y văn, vi khuẩn này thường gây tiêu hủy xương và ăn vào các tổ chức của cơ và da gây hoại tử, khó hồi phục.

Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã có tiến triển rất tốt, tự thở, tiếp xúc tốt, không có di chứng nào về não hay các cơ quan khác.

Bác sỹ Nguyễn Hữu Hiếu kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhi sau 2 tuần điều trị - Ảnh: VietnamPlus

Hiện bệnh nhân vẫn đang tiếp tục được điều trị kháng sinh và cấy máu lại để hạ bậc kháng sinh. Sau 3 tuần điều trị, trẻ có tiến triển tốt hơn và đang được phục hồi chức năng thêm về hô hấp và vận động, dự kiến ra viện trong vài ngày tới.

Tiến sỹ Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, ARDS do vi khuẩn hiếm gặp ở bùn đất, tưởng không qua được nhưng quyết định cho bệnh nhi thở máy, lọc máu liên tục và kết quả cấy máu tìm ra vi khuẩn Chromobacterium violaceum là bước ngoặt quyết định thành công của ca bệnh này. 

Qua đây, các bác sỹ khuyến cáo Chromobacterium violaceum là loại vi khuẩn hiếm gặp nhưng lại hay gặp nơi bùn đất, do đó cho con trẻ chơi ở nơi bẩn, có bùn đất thì cần giữ vệ sinh cho trẻ, tránh để trẻ bị xây xát, trầy xước vì đây là cơ hội để các vi khuẩn gây bội nhiễm, đặc biệt ở nơi tổn thương qua da và niêm mạc của trẻ.

Shin (t/h)

Tin liên quan

Cụ ông 70 tuổi ôm hoa cầu hôn cô gái 20 tuổi gây sốt cộng đồng mạng

Mới đây, một cụ ông 70 tuổi đã gây sốt cộng đồng mạng khi ôm bó hoa to đến tỏ...

Căn bệnh lây truyền từ chó mèo, có tỷ lệ tử vong gần như 100% khi xuất hiện triệu chứng

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, thời gian qua, cả nước đã ghi nhận 61 ca tử...

Người vợ nhanh trí đã cứu chồng thoát mẻ lưới lừa đảo được giăng kỹ lưỡng

Một người đàn ông ở Nghệ An suýt chuyển 290 triệu đồng từ 3 sổ tiết kiệm cho nhóm lừa...

Nhiều trẻ bị chó cắn phải nhập viện, cách xử trí và phòng bệnh

Từ đầu tháng 10 đến nay, Khoa Chỉnh hình Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 3 trường hợp...

Người dân 'không dám' về quê ăn Tết vì giá vé máy bay cao ngất ngưởng, nhiều chặng lên đến...

Vé máy bay Tết Nguyên đán 2024 dù mới được mở bán không lâu nhưng nhiều chặng đã hết vé...

Thử thách tìm kỳ nhông trong 9 giây: Nếu thành công bạn sẽ có IQ cao hơn hầu hết mọi...

Để giải được câu đố, bạn cần tìm những chi tiết xung quanh đặc biệt là các cái cây trong...

Bé 14 tuổi suýt mất ngon tay vì đắp nhọt bằng thuốc lá của thầy lang

Sau khi đến thầy lang xin thuốc về đắp nhọt, tình trạng vết thương của cháu bé 14 tuổi...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 15 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 15 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 15 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 19 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 19 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình